PHẠM TÂY SƠN (Phạm đình Tuấn)

TỔ QUỐC VIỆT NAM – DANH DỰ – ĐỒNG BÀO TRÊN HẾT Thông tin để khai trí và phát triển.

Archive for Tháng Năm 6th, 2022

-Nổi giận khi sứ quán Nga ở London chia sẻ đoạn phim Goebbels gặp một người lính Ukraine, như một phần của chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ, cố gắng biện minh cho cuộc xâm lược của Moscow

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Basam

DAILY MAIL by HENRY MARTIN –  5 May 2022

Ba Sàm lược dịch

Sứ quán Nga đã đăng một video trên Twitter với phụ đề “BẠN đang ủng hộ ai?”, cho thấy tay trùm tuyên truyền của Đức Quốc xã Joseph Goebbels đang gặp gỡ các tiểu đoàn tình nguyện Ukraine

+ Đại sứ quán Nga ở London tung video tuyên truyền bôi nhọ Ukraine như là Đức quốc xã

+ Putin đã sử dụng sự tồn tại của các tổ chức cực hữu ở Ukraine để biện minh cho cuộc xâm lược của mình

+ Đoạn video mới nhất của Đại sứ quán Nga dường như là một nỗ lực đáng xấu hổ, nhằm bôi nhọ đất nước Ukraine cùng với những người bảo vệ nó như là lũ phát xít Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-Mưu đồ của Putin tấn công Dịch vụ Y tế Anh quốc: Tin tặc Nga đe dọa ngắt máy thở các bệnh viện

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Basam

THE SUN by Nick Parker –  5 May 2022

Ba Sàm lược dịch

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-“Dốc sức cho một cuộc đảo chính” Các tướng Nga tìm cách lật đổ Putin vì căng thẳng bên trong Điện Kremlin

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Basam

EXPRESS by TERESA GOTTEIN MARTINEZ – May 5, 2022

Ba Sàm lược dịch

Vladimir Putin đang phải đối mặt với sự chống đối của các tướng lĩnh đang thất vọng, họ “xa cách” với ông bởi tình trạng thiếu tiến triển trong hoạt động quân sự ở Ukraine, các nguồn tin Nga tuyên bố.

Chiến lược tồi? Các quan chức Nga đang mất kiên nhẫn với Putin, trước những tổn thất quân sự nặng nề ở Ukraine (Ảnh: Getty)

Giữa lúc Nga ngày càng khó giành được lãnh thổ ở Ukraine, thì xuất hiện nhiều đồn đoán rằng những bước tiến chậm chạp của Moscow, và đặc biệt là những tổn thất, có thể dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Putin, với các nhà phân tích cho rằng ông có thể sớm phải đối mặt với một cuộc đảo chính. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Phóng viên Điện Kremlin: Putin “không còn đường lui nào ngoài đòn tấn công hạt nhân”

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Basam

Mirror by Will Stewart Russia Correspondent & Alahna Kindred News Reporter – 4 May 2022

Ba Sàm lược dịch

Phóng viên chiến trường của Nga và là ‘tuyên truyền viên’ cho Điện Kremlin, Alexander Sladkov, đã ủng hộ một vụ ném bom nguyên tử để gây ra ‘một miệng núi lửa có kích thước bằng một số khu vực’

Alexander Sladkov, một ‘nhà tuyên truyền’ cho Điện Kremlin, ủng hộ một vụ ném bom nguyên tử (Ảnh: NN / e2w)

Một phóng viên chiến trường Nga đã tuyên bố rằng Vladimir Putin sẽ sớm “không còn đường lui” ngoài việc tung vũ khí hạt nhân vào Ukraine.

Alexander Sladkov, một “nhà tuyên truyền” cho Điện Kremlin, đã vận động cho một vụ ném bom nguyên tử để gây ra “một miệng núi lửa có kích thước bằng một số khu vực”. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-Giấc mơ của Putin bị phá vỡ khi lĩnh vực công nghệ và AI của Nga đối mặt với sự sụp đổ sau cuộc di cư

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Basam

EXPRESS by ROSIE JEMPSON –  May 2, 2022

Ba Sàm lược dịch

Lĩnh vực công nghệ của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, với hàng trăm nghìn chuyên gia CNTT phải bỏ trốn kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Giấc mơ dẫn đầu về AI của Putin giờ đã bị “tụt hậu vài năm, hoặc vài thập kỷ.

Trước khi Vladimir Putin xâm lược Ukraine, lĩnh vực AI (Trí tuệ nhân tạo) và Công nghệ thông tin (CNTT) của nước này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và đầu tư của phương Tây – nhưng các lệnh trừng phạt đã khiến các dự án CNTT lớn bị đình trệ. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


NCQT

06/05/2022

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự va chạm giữa các hệ thống

Lịch sử xây dựng trật tự quốc tế là một lịch sử chứa đầy những cuộc cạnh tranh tàn bạo giữa các hệ thống xung đột, không thể hợp tác hài hòa với nhau. Trong thời kỳ ‘yên bình’ nhất, cuộc cạnh tranh đó diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh, hai bên tranh giành lợi thế và thăm dò lẫn nhau bằng mọi biện pháp, chỉ trừ lực lượng quân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối đầu cuối cùng trở thành chiến tranh nóng, và kết thúc với việc một bên đè bẹp bên kia. Trật tự của kẻ chiến thắng sau đó sẽ thống trị, cho đến khi nó bị phá hủy bởi một đối thủ cạnh tranh mới – hoặc cho đến khi nó đơn giản là sụp đổ, vì không có mối đe dọa từ bên ngoài nào còn tồn tại để giữ nó đứng vững. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


NCQT

05/05/2022

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Long tranh hổ đấu

Người ta chưa bao giờ nghi ngờ ý định của Trung Quốc, bởi vì lãnh đạo nước này vẫn luôn khẳng định những mục tiêu không đổi suốt hàng thập niên: duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản (ĐCSTQ), tái thống nhất Đài Loan, kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, và đưa Trung Quốc trở lại vị thế đích thực của mình – cường quốc thống trị châu Á và hơn nữa là cường quốc mạnh nhất thế giới. Phần lớn trong bốn mươi năm qua, nước này đã lựa chọn tiếp cận các mục tiêu này một cách âm thầm, bền bỉ và hòa bình. Tập trung phát triển kinh tế và lo ngại sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập, Trung Quốc quyết định đi theo chiến lược “trỗi dậy hòa bình,” chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế để thúc đẩy lợi ích quốc gia, và rộng hơn, là đi theo chủ trương “ẩn mình chờ thời” của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


NCQT

04/05/2022

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định. Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống. Với kỹ năng ngoại giao khôn ngoan và hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, ‘khu rừng’ thế giới sẽ có thể được chuyển hóa thành đất trồng trọt. Xung đột lợi ích và những thù hằn lịch sử cũng có thể được thương lượng gạt bỏ và thay thế bằng hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, lịch sử trật tự quốc tế ghi nhận rất ít những trường hợp giải pháp hợp tác chỉ đạo từ trên xuống thành công. Những trật tự bền vững nhất trong lịch sử hiện đại – từ Hòa ước Westphalia thế kỷ 17 đến trật tự quốc tế tự do của thế kỷ 20 – đều không phải là những tổ chức quốc tế làm việc hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại. Thay vào đó, chúng là những liên minh được lập bởi các cường quốc để tiến hành cạnh tranh an ninh chống lại các đối thủ chính của họ. Nỗi sợ hãi và thù ghét một kẻ thù chung, chứ không phải những lời kêu gọi làm thế giới tốt đẹp hơn, đã giúp những trật tự này đứng vững. Các thành tựu xuyên quốc gia, nếu có thể đạt được, cũng chủ yếu là sản phẩm phụ từ hợp tác an ninh, kiểu hợp tác sẽ bền lâu miễn là mối đe dọa chung còn hiện hữu và còn có thể giải quyết được. Khi mối họa này biến mất, hoặc trở nên lớn quá sức, trật tự sẽ sụp đổ. Ngày nay, trật tự tự do đang bắt đầu lung lay vì nhiều lý do, nhưng về cơ bản là bởi vì mối đe dọa mà nó vốn dĩ được thành lập để chống lại – Liên Xô cộng sản – đã tan rã từ ba thập niên trước. Không một trật tự nào được đề xuất để thay thế trật tự hiện hành đã thực sự thành công, vì đơn giản là chưa có kẻ thù nào đủ đáng sợ, đủ nguy hiểm để khơi nguồn cho một sự cộng tác đủ dài lâu giữa các tác nhân chính trên trường quốc tế.

Cho đến nay, qua một loại các động thái đàn áp và hung hăng, Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia khắp nơi trên thế giới phải hoảng sợ. Nước này đã hành động hung hăng tại Đông Á, cố gắng tìm mọi cách để tạo ra một khu vực kinh tế riêng trong nền kinh tế thế giới, và xuất khẩu các hệ thống kỹ thuật số có khả năng khiến chủ nghĩa độc tài trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, một số lượng lớn các quốc gia phải đối mặt với mối đe dọa trực tiếp đến an ninh, thịnh vượng và lối sống của họ – tất cả đều xuất phát từ một nguồn duy nhất.

Sự giác ngộ đã dẫn đến một loạt phản ứng. Các nước láng giềng của Trung Quốc đang tăng cường vũ trang và liên kết với cường quốc ngoài khu vực nhằm đảm bảo an ninh cho lãnh thổ và các tuyến đường biển của mình. Nhiều trong số các nền kinh tế lớn nhất đang cùng nhau phát triển các tiêu chuẩn thương mại, đầu tư và công nghệ chung nhằm phân biệt đối xử ngầm với Trung Quốc. Các nền dân chủ đang tập hợp để lập ra những chiến lược nhằm chống lại chủ nghĩa độc tài trong và ngoài nước, đồng thời, các tổ chức quốc tế mới đang liên tục được thành lập để triển khai những chiến lược này. Có thể ở thời điểm hiện tại, những nỗ lực này trông rất lộn xộn. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu nhìn xa khỏi những tiểu tiết, thì một bức tranh toàn cảnh sẽ dần sáng tỏ, rằng cuộc đối đầu với Trung Quốc đang định hình một trật tự thế giới mới, dù tốt hay xấu.

Trật tự mang tính loại trừ

Những người theo tư tưởng tự do hiện đại gắn trật tự quốc tế với hòa bình và sự hòa hợp. Nhưng, trong lịch sử, các trật tự quốc tế thường là nhằm cầm chân kẻ thù, chứ không phải để tập hợp mọi người lại cùng nhau. Như lập luận của nhà lý thuyết quan hệ quốc tế Kyle Lascurettes, các trật tự chính trong bốn thế kỷ vừa qua đều là các “trật tự mang tính loại trừ” (orders of exclusion) mà các cường quốc thống trị lập ra để tẩy chay và vượt mặt đối thủ. Thiết lập trật tự không phải là nhằm kiềm chế xung đột địa chính trị, mà là chính trị cường quyền dưới một lớp áo khác, một cách thức khác để ngăn chặn kẻ thù, tiết kiệm chi phí hơn mà không cần đến chiến tranh.

Nỗi sợ hãi kẻ thù, không phải niềm tin vào bằng hữu, mới là nền tảng cho trật tự của từng thời kì, và các thành viên sẽ phát triển một bộ quy ước chung bằng cách xác định mình ở phe đối đầu với kẻ thù. Qua đó, họ cũng khai thác bản năng nguyên thủy của con người khi tham gia hành động tập thể. Các nhà xã hội học gọi đây là “động lực trong nhóm/ngoài nhóm” (in-group/out-group dynamic). Các nhà triết học gọi đây là “Định lý Sallust” (Sallust’s theorem) – theo tên vị sử gia cổ đại, người đã chỉ ra rằng chính sự sợ hãi Thành Carthage đã khiến các thành viên Cộng hòa La Mã hợp tác với nhau. Trong khoa học chính trị, khái niệm tương tự là “trung thành tiêu cực” (negative partisanship), chỉ xu hướng xuất hiện ở một nhóm cử tri, những người trở nên cực kỳ trung thành với một đảng phái nào đó chỉ vì họ ghét đảng đối thủ.

Xu hướng tiêu cực này đã bao trùm xuyên suốt lịch sử trật tự thế giới. Năm 1648, các vương quốc giành chiến thắng trong Chiến tranh 30 Năm đã áp đặt quy tắc về quốc gia có chủ quyền qua Hòa ước Westphalia, nhằm làm suy yếu quyền lực của Giáo Hội Công Giáo và Đế chế La Mã Thần thánh. Vương quốc Anh và các đồng minh soạn thảo Hiệp ước Utrecht năm 1713 để kiềm chế nước Pháp, bằng cách hủy bỏ tính chính danh của những lần mở rộng lãnh thổ qua hôn nhân giữa các thành viên hoàng gia và liên minh giữa các triều đình, vốn là phương pháp gia tăng quyền lực ưa thích của vua Louis XIV. Hòa hợp Quyền lực châu Âu, trật tự hòa bình hậu Napoleon được lập ra tại Vienna năm 1815, đã được các chế độ quân chủ bảo thủ sử dụng để ngăn chặn sự trỗi dậy của các chế độ tự do cách mạng. Các bên chiến thắng trong Thế chiến I đã duy trì một trật tự nhằm kiểm soát Đức và nước Nga Bolshevik. Sau Thế chiến II, quân Đồng Minh thiết kế một trật tự toàn cầu lấy trọng tâm là Liên Hiệp Quốc, nhằm ngăn chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa trọng thương kiểu Đức Quốc Xã quay trở lại. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh dần phá vỡ trật tự đó, phương Tây lại tạo ra một trật tự riêng biệt nhằm cô lập và đánh bại chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh, thế giới đã bị phân thành hai trật tự: nửa giàu hơn do Washington lãnh đạo, và nửa nghèo hơn đi theo Moscow.

Các đặc điểm chính của trật tự tự do ngày nay có nguồn gốc từ các liên minh thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Sau khi Liên Xô quyết định không tham gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, và Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), các thể chế này đã được tái tổ chức theo hướng trở thành những hạt nhân xúc tiến sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản – mục đích thứ nhất của chúng là xây dựng lại nền kinh tế tư bản, và thứ hai là thúc đẩy toàn cầu hóa. Kế hoạch Marshall đặt ra nền tảng cho Cộng đồng châu Âu bằng những khoản viện trợ từ Mỹ cho bất kỳ chính quyền nào đồng ý trục xuất mọi đảng viên cộng sản ra khỏi đội ngũ của mình, và hướng đến một “liên bang kinh tế” (economic federation). NATO trở thành một mặt trận thống nhất chống lại Hồng Quân. Chuỗi đồng minh tại Đông Á của Mỹ được dựng lên nhằm kiềm chế sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại khu vực này, đặc biệt là nhằm ngăn chặn Trung Quốc và Triều Tiên. Sự hợp tác của Mỹ với Trung Quốc, kéo dài từ thập niên 1970 đến tận những năm 2010, là một ván bài nhằm chia rẽ Xô-Trung.

Mỗi sáng kiến trong số này đều là một thành phần của trật tự được tạo lập trước tiên nhằm đánh bại Liên Xô. Nếu thiếu vắng những mối đe dọa Chiến tranh Lạnh, Nhật và Tây Đức hẳn đã chẳng chấp nhận để Mỹ đóng quân lâu dài trên đất nước mình. Anh, Pháp, Đức hẳn đã chẳng cùng nhau đóng góp tài nguyên công nghiệp. Mỹ – quốc gia đã trốn tránh mọi cam kết quốc tế và dùng thuế quan để đóng cửa nền kinh tế suốt hai thế kỷ trước đó – hẳn đã chẳng dốc sức tài trợ cho các thể chế quốc tế; cũng chẳng cung cấp các bảo đảm an ninh, các khoản viện trợ khổng lồ và mở cửa thị trường cho hàng tá nước, kể cả những cựu thù phe Trục. Chỉ có mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và một siêu cường cộng sản mới có thể khiến đông đảo các quốc gia tạm dẹp xung đột lợi ích và thù hằn lịch sử sang một bên, để xây dựng một cộng đồng an ninh mạnh mẽ nhất và một chế độ thương mại tự do nhất trong lịch sử.

Oằn mình dưới áp lực

Suốt hàng chục năm, Mỹ và các đồng minh vẫn luôn biết rõ mình đang ‘chiến đấu’ vì điều gì và kẻ thù là ai. Nhưng khi Liên Xô sụp đổ, mối đe dọa lớn nhất đã biến mất, nhường chỗ cho một loạt những mối đe dọa nhỏ hơn. Trong môi trường hậu Chiến tranh Lạnh còn mới mẻ và bất định, các đồng minh phương Tây quyết định quay trở về với những thành công của quá khứ. Thay vì xây dựng một trật tự mới, họ lựa chọn củng cố thứ sẵn có. Kẻ thù cũ có thể tan rã, nhưng sứ mệnh thì vẫn giữ nguyên: đó là mở rộng cộng đồng dân chủ thương mại tự do. Trong vòng ba thập niên tiếp theo, họ nỗ lực biến trật tự tự do phương Tây trở thành một trật tự toàn cầu. Số lượng thành viên NATO tăng lên gần gấp đôi. Cộng đồng châu Âu dần phát triển thành EU, một liên minh kinh tế toàn diện với số nước thành viên cũng tăng lên hơn gấp đôi. GATT được chuyển hóa thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoan nghênh hàng chục thành viên mới gia nhập, mở ra một giai đoạn siêu toàn cầu hóa (hyperglobalization) chưa từng có tiền lệ.

Tuy nhiên, mọi thứ đã chẳng thể tồn tại lâu. Trật tự tự do, giống như các trật tự quốc tế khác, cũng chỉ là một dạng ‘đạo đức giả có tổ chức’ vốn mang sẵn trong mình mầm mống tự diệt vong. Để hình thành một cộng đồng gắn kết, những người xây dựng trật tự buộc phải loại trừ những dân tộc thù địch, đưa hành vi bất hợp tác ra ngoài vòng pháp luật, và đàn áp các ý kiến ở trong nước chống đối việc thiết lập các quy tắc quốc tế. Những hành động trấn áp này sau cùng cũng phản tác dụng. Giữa thế kỷ 19, phản ứng xuất hiện dưới dạng một làn sóng cách mạng tự do, xóa bỏ sự thống nhất và sự chặt chẽ về ý thức hệ của các triều đại trong Hòa hợp Quyền lực châu Âu. Trong thập niên 1930, các quốc gia phát xít bất mãn đã phá hủy trật tự tự do giữa hai cuộc thế chiến – vốn là thứ đang ngáng đường tham vọng đế quốc của họ. Đến cuối thập niên 1940, Liên Xô đã mạnh mẽ bác bỏ trật tự toàn cầu mà chính nước này từng giúp dàn xếp chỉ vài năm trước đó, liên tục bành trướng lãnh thổ tại Đông Âu bất chấp những điều khoản trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đại diện Liên Xô ở tổ chức này thậm chí còn chế giễu, gọi Hệ thống Bretton Woods là “chi nhánh của Phố Wall”. Xét đến bản chất loại trừ của các trật tự thế giới, việc kích động đối đầu là điều không thể tránh khỏi.

Nhiều cá nhân phương Tây từ lâu đã tin tưởng rằng trật tự tự do sẽ là một ngoại lệ của lịch sử. Cam kết cởi mở và không phân biệt đối xử của hệ thống này được cho là sẽ giúp nó “khó lật đổ, nhưng dễ gia nhập” – trích lập luận của nhà khoa học chính trị G. John Ikenberry trong một bài luận công bố năm 2008. Bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, đều có thể tham gia nền kinh tế toàn cầu hóa. Các thể chế tự do có thể phù hợp với mọi thành viên – ngay cả những thành viên phi tự do, những nước vẫn có khả năng thay đổi dần dần thành các bên liên quan có trách nhiệm. Càng có nhiều thành viên, thì ‘vòng tròn phát triển’ càng hiện rõ: thương mại tự do sẽ tạo ra thịnh vượng, thịnh vượng giúp truyền bá dân chủ, dân chủ giúp nâng cao hợp tác quốc tế, hợp tác quốc tế lại dẫn đến nhiều trao đổi thương mại. Quan trọng nhất là trật tự này không gặp phải cản trở lớn nào, bởi kẻ thù mạnh nhất đã bị đánh bại. Hồi kết của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô gửi đi một thông điệp rõ ràng, rằng chẳng gì đủ sức thay thế dân chủ tư bản chủ nghĩa.

Tiếc thay, đó là những giả định sai lầm. Trật tự tự do, về bản chất, mang tính loại trừ sâu sắc. Bằng cách khuyến khích thị trường tự do, mở cửa biên giới, tăng cường dân chủ, các thể chế siêu quốc gia và sử dụng lí trí để giải quyết vấn đề, trật tự này đã thách thức các niềm tin và thể chế truyền thống, vốn là cơ sở thống nhất các cộng đồng bao thế kỷ qua: chủ quyền quốc gia, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, thị tộc, gia đình. Những mối dây liên kết cục bộ này đã bị kìm nén trong Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và các đồng minh buộc phải giữ vững thành trì thống nhất nhằm ngăn chặn Liên Xô. Tuy nhiên, chúng đã nổi lên một lần nữa trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh. “Chúng tôi sẽ làm một điều tồi tệ với các anh” – quan chức Liên Xô Georgi Arbatov nói trước một cử tọa người Mỹ vào năm 1988. “Chúng tôi sẽ tước mất kẻ thù của các anh.” Tiên đoán ấy quả thực chính xác. Khi không còn kẻ thù chính yếu, trật tự tự do đã chứng kiến sự trỗi dậy của hàng loạt những kẻ đối lập theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy, tôn giáo và độc tài.

Rất nhiều trụ cột của trật tự tự do đang phải oằn mình dưới áp lực. NATO lục đục vì những tranh cãi liên quan đến chia sẻ gánh nặng. EU suýt chút nữa đã tan rã trong khủng hoảng khu vực đồng euro, và trong những năm sau đó, tổ chức này đã mất Anh, đồng thời phải đối mặt với sự trỗi dậy của các đảng cánh hữu bài ngoại trên khắp lục địa. Vòng đàm phán thương mại đa phương gần nhất của WTO cũng đã kéo dài tận 20 năm mà chẳng đi đến thỏa thuận nào, còn Mỹ thì đang làm tê liệt cốt lõi của tổ chức này – Tòa Phúc thẩm (Appellate Court), nơi mà các quốc gia giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau – vì WTO đã không chịu giải quyết vấn đề các rào cản phi thuế quan của Trung Quốc. Nhìn tổng thể, trật tự tự do dường như không được trang bị kỹ lưỡng để giải quyết những vấn đề cấp bách trên toàn cầu, như biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, dịch bệnh, thông tin sai lệch trên mạng, dòng người tị nạn và chủ nghĩa cực đoan chính trị, rất nhiều trong số này có thể được coi là hậu quả trực tiếp từ một hệ thống mở, chủ trương không có bất kỳ ràng buộc nào đối với dòng tiền, hàng hóa, thông tin và dịch chuyển nhân sự xuyên biên giới.

Các nhà hoạch định chính sách từ lâu đã thừa nhận những vấn đề này. Tuy nhiên, không có ý tưởng cải tạo hệ thống nào được ủng hộ, đơn giản bởi vì xây dựng một hệ thống mới là quá tốn kém. Việc đó đòi hỏi giới lãnh đạo, thay vì dùng thời gian và tiền bạc để theo đuổi chương trình nghị sự cá nhân, phải dùng chúng để thúc đẩy các thảo luận về quy tắc quốc tế và thuyết phục công chúng còn hoài nghi. Nó cũng đòi hỏi các quốc gia phải đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích quốc gia, và tin tưởng rằng những nước khác cũng sẽ làm như vậy. Những hành động này không tự nhiên mà có, và đó là lý do tại sao việc thiết lập trật tự lại cần phải có một kẻ thù chung. Ba mươi năm qua, kẻ thù duy nhất đó đã vắng bóng, và kết quả là, trật tự tự do cứ thế ngày một lung lay.

(Còn tiếp 2 phần)

Michael Beckley là Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học chính trị tại Đại học Tufts, và là tác giả của cuốn Unrivaled: Why America Will Remain the World’s Sole Superpower.

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Moldova đang cố gắng đứng ngoài cuộc chiến của Nga với Ukraina

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Moldova is trying to stay out of Russia’s war with Ukraine

The Economist

  | CHISINAU

Cù Tuấn dịch

Appealing to Europe, hopefully

Tóm tắt: Một cuộc phỏng vấn với Maia Sandu, Tổng thống thân phương Tây của Moldova.

Maia Sandu, vị tổng thống thân Châu Âu ăn nói nhẹ nhàng của Moldova, có vẻ hơi lạc lõng trong Phủ tổng thống rộng lớn của đất nước này. Ban đầu là địa điểm của Xô viết Tối cao Moldova, tòa nhà này được xây dựng trong những ngày suy tàn của Liên Xô để quảng cáo cho quyền lực của chính phủ ở nước nhỏ thứ hai trong số 15 nước cộng hòa SNG. Khi SNG sụp đổ và Moldova trở nên độc lập, Nga đã hậu thuẫn cho một cuộc nổi dậy ly khai ở Transnistria, một khu vực chủ yếu là người Nga; đã có đến một nghìn người phải thiệt mạng. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Ukraina : Kịch bản chiến tranh hạt nhân ngày càng được tán dương ở Nga

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Anh VũRFI

Ngày:

https://s.rfi.fr/media/display/3523721a-cd2d-11ec-bb76-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/AP22118730237422.webp

Tại Nga, gần đây đe dọa hạt nhân đang ngày càng được bình thường hóa, một thực tế chưa từng thấy, kể cả dưới thời Liên Xô. Trong nhiều cuộc tọa đàm, bản tin trên truyền hình, người dẫn chương trình, khách mời tranh luận sôi nổi về khả năng các loại vũ khí hạt nhân Nga có thể hủy diệt bất kỳ đối thủ nào. RFI giới thiệu bài viết của Le Monde về một thực tế đáng lo ngại, đặc biệt trên truyền thông Nga, lúc này

Xe chở tên lửa đạn đạo Nga tập dượt trên đường phố Matxcơva ngày 28/04/2022 chuẩn bị tham gia lễ diễu binh mừng Ngày Chiến Thắng 09/05/2022. AP

Hôm thứ Hai (02/05), người dẫn chương trình nổi tiếng của kênh 1, Dmitri Kisselev, đã  giới thiệu hình ảnh mô phỏng siêu thực dọa xóa sổ Vương Quốc Anh khỏi bản đồ thế giới bằng một trận sóng thần gây ra bởi vụ nổ của một loại tên lửa hạt nhân không người lái ngầm dưới biển, có tên gọi Poseidon. Những người sống sót trong vụ nổ giả định có thể bị nhiễm « liều lượng phóng xạ cực cao ». Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , | Leave a Comment »

-TIN TRÊN RFI NGÀY 6-5-2022

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


https://s.rfi.fr/media/display/faf0babc-cd0e-11ec-aac5-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/2022-05-06T062415Z_920029509_RC231U9VDKX5_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-AZOVSTAL.webp

Ukraina: Liên Hiệp Quốc tiếp tục di tản thường dân ở Azovstal, Mariupol – Hôm nay, 06/05/2022, Liên Hiệp Quốc thông báo một đoàn xe mới đang trên đường di tản dân thường bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh ác liệt tại nhà máy luyện kim Azovstal ở Mariupol, thành phố cảng miền nam Ukraina. Tuy nhiên, hiện chưa có kết quả về đợt di tản lần này. Theo Chữ Thập Đỏ ngày 05/05 cho biết, hiện giờ ở nhà máy luyện kim Azovstal vẫn còn vài trăm binh lính Ukraina và 200 thường dân chờ được giải cứu.

Khói bốc lên từ nhà máy Azovstal, Mariupol, Ukraina, ngày 05/05/2022. REUTERS – ALEXANDER ERMOCHENKO Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , | Leave a Comment »

-Bố của người đầu bếp trên tàu Moscow, ông Dmytro Shkrebec: “Ukraina không phải là một quốc gia độc lập !”- Soái hạm Moscow chìm ngỉm,con mình mất luôn – Quay 180!!

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Phan châu Thành

6-5-2022

Bố của người đầu bếp trên tàu Moscow, ông Dmytro Shkrebec – một người ủng hộ Putin và cuộc chiến chống Ukraina trên mạng xã hội, từng tuyên bố rằng: “Ukraina không phải là một quốc gia độc lập !” – vừa công bố bức thư trả lời của viện kiểm sát Nga về số phận của con trai ông, theo đó, con trai ông liệt vào diện “mất tích” và các cuộc điều tra tìm kiếm đã không đem lại kết quả.

Đồng thời, viện kiểm sát cũng thông báo rằng tàu Moscow không có trên danh sách các phương tiện của Nga tham gia chiến dịch đặc biệt, nên không tham gia cuộc chiến. Như vậy con ông cũng sẽ không được liệt vào dạng liệt sỹ, chả ai biết ở đâu, cũng chả ai có trách nhiệm gì. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

-GS. Tạ Điền: Tại sao ĐCSTQ gặp bất lợi trong việc đối phó với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


An Liên | DKN 2 giờ trước

ĐCSTQ sẽ gặp phải những khó khăn nào trong việc đối phó với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ? Tiến sĩ Tạ Điền, ​​giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina đã có bài bình luận trên trang Epoch Times về vấn đề này. DKN xin gửi đến quý độc giả bản chuyển ngữ của bài viết.

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Shutterstock).

Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã tổ chức các cuộc họp công khai và bí mật trong những ngày gần đây, thậm chí có thời điểm bốn cuộc họp trong một ngày, về các chủ đề liên quan đến suy thoái kinh tế và đối phó với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Nhưng từ một cuộc họp gần đây về cách chống lại các lệnh trừng phạt tài chính có thể có của Hoa Kỳ, các báo cáo nói rằng không ai có thể đưa ra một phương pháp hoặc giải pháp khả thi. Nói cách khác, khi ĐCSTQ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt có thể xảy ra của Hoa Kỳ, thì hoàn toàn không thể làm gì và nó đã đánh mất vị thế của mình. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Ukraine phá hủy xe tăng Nga ở vùng Kharkiv

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Posted in Uncategorized | Thẻ: , , | Leave a Comment »

– Quả cầu lửa bùng lên tại nhà máy hóa chất của Nga trong ‘vụ phá hoại chống lại Moscow về cuộc xâm lược Ukraine’

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Ball of flames erupts at Russian chemical plant in ‘sabotage against Moscow over Ukraine invasion’

The Sun

Một quả cầu lửa KHỔNG LỒ bùng lên tại một nhà máy hóa chất của Nga, đây có thể là hành động phá hoại mới nhất chống lại cuộc xâm lược của Điện Kremlin.

Các vụ nổ lớn xé toạc các bồn chứa dung môi lớn tại một nhà máy ở Dzerzhinsk.

 

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , | Leave a Comment »

-Xe tăng tiên tiến nhất của Nga trong biên chế đã bị Ukraine tiêu diệt chỉ vài ngày sau khi nó được triển khai, theo báo cáo

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Russia’s most advanced tank in service was obliterated by Ukraine just days after it was deployed, according to reports

Businessinsider

A Russian T-90M Tank sits on a platform.

Mọi người đi ngang qua một chiếc xe tăng T-90M của Nga đang đứng trên bệ của một đoàn tàu bảo tàng dành riêng cho hoạt động tuyên truyền của quân đội Nga trong một nhà ga ở St.Petersburg, Nga, Thứ Tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021. Ảnh AP / Dmitri Lovetsky

  • Theo các báo cáo, chiếc xe tăng tiên tiến nhất của Nga trong biên chế đã bị Ukraine phá hủy trong tuần này.
  • Các quan chức cho biết chiếc xe quân sự đã ở Ukraine chưa đầy hai tuần trước khi nó bị tấn công.
  • Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết chiếc xe tăng này đã bị trúng một hệ thống hỏa tiễn chống tăng Javelin.

Nga phải đối mặt với một thất bại quân sự khác trong tuần này sau khi có báo cáo rằng một trong những xe tăng tiên tiến nhất của nước này, T-90M, đã bị phá hủy chỉ vài ngày sau khi nó được triển khai tới Ukraine. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

-Lực lượng Ukraine tiêu diệt lựu pháo và xe tăng Nga bằng hệ thống hỏa tiễn dẫn đường chống tăng Stugna-P

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


5 thg 5, 2022

Đoạn phim này cho thấy một lữ đoàn Ukraine phá hủy một số xe bọc thép của Nga trong nỗ lực “xóa sổ hoàn toàn vùng đất Ukraine của kẻ thù”. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , | Leave a Comment »

– Ukraine cho nổ kho đạn của Nga trên Đảo Rắn

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


4 thg 5, 2022

Các phi công lái drone đã thực hiện một màn bắn pháo hoa chết người khi họ hạ gục một kho đạn của Nga trên Đảo Rắn ở Biển Đen.

Đoạn phim về cuộc tấn công cho thấy các thiện xạ Ukraine cười khi máy bay không người lái chiến thuật quét sạch không chỉ đạn mà còn cả một trạm chỉ huy. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , | Leave a Comment »

-CẬP NHẬT CHIẾN TRANH TẠI UKRAINA 6.5.2022 9AM

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Cù Tuấn

6-5-2022

Ảnh 1: Người nông dân lái máy kéo của mình đi qua vùng đổ nát ở Moschun, ngoại ô Kyiv.

Nga nã pháo cố sức tiêu diệt cứ điểm cuối cùng Azovstal ở Mariupol, và đồng loạt tấn công trên tất cả các mặt trận phía Đông Ukraina, có thể để lấy chiến tích báo công nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng 9/5 đã cận kề. Hàng loạt giao tranh đẫm máu đã diễn ra từ Kharkiv phía bắc cho tới Mariupol phía nam, và gần vùng phía bắc Donetsk. Quân Nga tiếp cận từ phía đông, bắc và nam, cố gắng tập kích và tiêu diệt các đơn vị quân Ukraina trong và xung quanh các thành phố Kramatorsk và Sloviansk cũng như các thị trấn Lyman và Barvinkove, nhưng không thành công. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , | Leave a Comment »

-05-05-2022, tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 71:

Posted by phamtayson trên 06/05/2022


Phan châu Thành

6-5-2022

Có thể là hình ảnh về 2 người, ngọn lửa và ngoài trời

1. Dường như quân đội Ukraina sẽ không để cho Putin vui vẻ tổ chức buổi lễ kỷ niệm „Ngày Chiến Thắng” vào 09-05-2022 sắp tới, khi bất ngờ mở đợt 2 đợt phản công lớn ở Kharkiv và Izium, nơi đang tập trung tới 22 tiểu đoàn chiến thuật của Nga, theo thông báo từ Chỉ huy trưởng quân đội Ukraina Valery Zaluzhnyi tới Chỉ huy trưởng các lực lượng quân sự Mỹ, Mark Milley.

Các nguồn tin độc lập khác cũng đã xác nhận tin này. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , | Leave a Comment »