“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Đây là địa điểm đã diễn ra nhiều sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1994, Trung Quốc hợp tác với Crestone của Mỹ tiến hành hoạt động thăm dò ở đây. Khi Việt Nam phản đối, Trung Quốc đã đề nghị khai thác chung ở lô dầu khí này với điều kiện chủ quyền thuộc về Trung Quốc. Tháng 8 cùng năm, Tàu hải quân của Việt Nam đã đẩy được tàu thăm dò của Trung Quốc ra khỏi khu vực. Đọc tiếp »
Đó là hải cảnh 35111, con tàu hải cảnh nổi tiếng của Trung Quốc với những hoạt động quấy nhiễu hoạt động dầu khí của Malaysia và gần đây nhất là Việt Nam ở khu vực lô 06.1.
Ảnh 1: Sơ đồ chuyển động của Hải cảnh 35111 trong khu vực thềm lục địa phía nam của Việt Nam trên bản đồ AIS vệ tinh.
Chiếc tàu thứ nhì đáng nghi ngờ là tàu 5403, cũng là một trong những con tàu đã tham gia quấy nhiễu ở khu vực lô 06.1 trong những tháng vừa qua khi giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động. Đọc tiếp »
Sáng 27.11, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Đà Nẵng – đơn vị Cụm trưởng Khối Mặt trận – Đoàn thể thành phố năm 2019 đã tổ chức Hội nghị nói chuyện thời sự về tình hình Biển Đông.
Theo ông Trần Vũ Duy Mẫn – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Đà Nẵng, đây là hoạt động nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, của đoàn viên, hội viên, người lao động trong công tác tuyên truyền, vận động trước tình hình Biển Đông hiện nay.
Hội nghị đã nghe đại tá Nguyễn Hữu Tài – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng cung cấp thông tin chi tiết về việc các tàu Hải Dương của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là bãi Tư Chính trong thời gian qua. Đọc tiếp »
“Trước diễn biến trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, trong đó có tình hình Biển Đông, Quốc hội yêu cầu tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình thực tiễn để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp với những vấn đề phát sinh; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chiều 27.11, Quốc hội khóa 14 đã hoàn thành toàn bộ chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – Ảnh: VPQHĐọc tiếp »
Trung quốc đã gây ra rất nhiều thiệt hại lớn ở vùng Biển Đông, theo nhà sinh học biển Kent Carpenter, thuộc đại học Old Dominion (bang Virginia, Mỹ). Điều nguy hiểm hơn cả là phải mất vài chục thập niên, nếu không phải là cả thế kỷ, để những nguồn tài nguyên biển đó được tái tạo.
Ảnh chụp ngày 14/05/2019 tại vùng biển bãi Scarborough: một tàu tuần duyên Philippines và phía xa là tàu tuần duyên Trung Quốc.-TED ALJIBE / AFP Đọc tiếp »
1. Đó là lời Đề Nghị – kết thúc bài diễn văn tuyệt vời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ngày 20 /11/ 2019.
Thật may mắn cho các em sinh viên Học Viện Ngoại Giao Việt Nam khi được chứng kiến và nghe trực tiếp bài diễn văn này – bài diễn văn mà có lẽ trong suốt 4 năm học, các em khó mà có được lần nữa từ một chính khách đến thăm.
TPO – Hải quân Mỹ đang củng cố sự hiện diện của họ ở biển Đông bằng việc triển khai hai tàu lớp Independence chuyên tác chiến ven bờ.
Tàu USS Gabrielle Giffords
Việc triển khai này gợi ý rằng chiến lược của Mỹ đã chuyển đổi từ trinh sát và ngăn chặn sang gia tăng năng lực tấn công, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Bắc Kinh nói.
Tàu USS Gabrielle Giffords đã rời căn cứ hải quân Changi ở Singapore vào ngày 15/11, trong khi tàu USS Montgomery tiến hành các hoạt động chung với hai tàu chiến Úc từ ngày 6-12/11, SCMP dẫn các cổng thông tin theo dõi tàu bè cho hay. Đọc tiếp »
Trong chuyến viếng thăm hai nước Đông Nam Á là Philippines và Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đưa ra thông điệp : Mỹ không để cho Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp các nước trong vùng. Những nước bị Bắc Kinh lấn áp chủ quyền phải mạnh mẽ lên tiếng .
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper (T) và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội ngày 20/11/2019.-REUTERS/Kham Đọc tiếp »
Chính quyền Jakarta dự định xây thêm ba căn cứ chỉ huy quân sự ở phía bắc và phía đông Indonesia nhằm bảo vệ biên giới. Sở chỉ huy đầu tiên sẽ được khởi công ngay từ năm 2020 trên đảo Tanjing Pinang, thuộc tỉnh Riau, để theo dõi chặt chẽ những biến chuyển trên Biển Đông.
Lính biệt động Kopassus, đơn vị tinh nhuệ của quân đội Indonesia, trong một cuộc diễu binh ở Jakarta, ngày 15/03/2015.-Reuters Đọc tiếp »
Vào lúc Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh cáo Mỹ phải dừng việc phô trương sức mạnh tại Biển Đông, phát biểu tại Ấn Độ vào hôm 18/11/2019, đô đốc Christophe Prazuck, tư lệnh Hải Quân Pháp đã cho rằng “luật biển quốc tế” đang bị đe dọa ở Biển Đông, và điều đó đã thúc đẩy Pháp “thường xuyên đến Biển Đông” vì muốn cổ vũ cho quyền tự do hàng hải.
Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ “chiến dịch” Jeanne d’Arc.-Ảnh : Bộ Quốc Phòng Pháp Đọc tiếp »
Thủ đô Thái Lan, trong hai ngày liên tiếp 17-18/11/2019, đón các bộ trưởng Quốc Phòng của 10 nước ASEAN và 8 quốc gia khác, dự các cuộc họp về an ninh khu vực. Căng thẳng Biển Đông là chủ đề chính tại hai hội nghị, Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN (ADMM Retreat) và Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus).
Đại diện Hoa Kỳ tham gia một hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng. Hội nghị tổ chức tại Manila hồi 2017.NOEL CELIS / AFP Đọc tiếp »
Đài Loan điều các máy bay và tàu theo dõi khi nhóm tàu sân bay nội địa Type 001A của Trung Quốc di chuyển qua eo biển Đài Loan.
Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc – AFP
Hãng Reuters ngày 17.11 dẫn thông tin từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay nhóm tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc vừa đi qua eo biển Đài Loan và di chuyển xuống phía nam. Đọc tiếp »
Chuyến công du Trung Quốc lần thứ hai của tổng thống Pháp Emmanuel Macron kết thúc ngày 06/11/2019 với những hợp đồng kinh doanh béo bở, các thỏa thuận hợp tác về khí hậu cũng như là việc bảo vệ các lợi ích của Liên Hiệp Châu Âu. Nguyên thủ Pháp tuyệt nhiên không một lời « đả động » đến các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Trung-Pháp, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/11/2019-REUTERS/Florence Lo/Pool
Chính quyền Bắc Kinh ngày 08/11/2019 tố cáo là Việt Nam xâm chiếm biển của Trung Quốc và kêu gọi nước này không nên “làm phức tạp” vấn đề Biển Đông.
Lời tố cáo ngược này được đưa ra ngay sau khi một quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam hàm ý cho rằng Hà Nội không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (P) hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Thạch Du 981, cách bờ biển Việt Nam 130 dặm, ngày 13/06/2019.-REUTERS/Nguyen Minh Đọc tiếp »
VOV.VN – “Đường lưỡi bò” chính là “xương sống” để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách thúc đẩy yêu sách này.
“Đường lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách hòng độc chiếm Biển Đông. === >>>
Đây là nhận định được các chuyên gia, học giả quốc tế đưa ra khi đề cập tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc tại hội thảo quốc tế vể Biển Đông đang diễn ra tại Hà Nội. Các học giả cũng nhấn mạnh đến tính phi pháp của “đường lưỡi bò” và lên tiếng phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến “đường lưỡi bò”.
Cục An toàn đường biển Hải Nam-TQ mới gửi một thông báo về vị trí mới của giàn khoan “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982” trên biển Đông. Nôi dung của thông báo mới này đươc dịch ra như sau:
“HN0146 – Việc khoan (thăm dò dầu khí) tại biển nam Trung Hoa với tầu “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982″ (sẽ đươc thưc hiện) tại tọa đô N 17° 18′ 61 và E 110° 37′ 89 từ lúc 07.00, ngày 5-11-2019 đến 16. 00, ngày 31-1- 2020, giờ UTC. Yêu cầu tránh xa (khu vưc này). Cục An toàn đường biển Hải Nam-TQ”
[Ghi chú các cụm từ trong ngoặc (…) là do tôi thêm vào để rõ nghĩa] Đọc tiếp »
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng – Ảnh BNG
Cụ thể, tại buổi họp báo, đại diện của hãng tin Reuters đã đặt câu hỏi: Khi nào Việt Nam sẽ bắt đầu khởi kiện Trung Quốc (về những hành vi của nước này trên Biển Đông)? Việt Nam đã có những chuẩn bị gì liên quan đến vụ kiện này?
Thằng Tập cận Bình nó muốn làm Hoàng đế Trung hoa, nó quay lại tôn thờ Mao trạch Đông là chứng minh rõ nhất, nhưng nó quá tàn ác ngay với dân của nó mà chưa có một người nào từng làm trên thế giới… cho nên nhất định nó bị chết sớm và Trung cộng bị xé nhỏ, người dân Trung hoa sẽ bị điêu đứng sau cuộc “tan hoang” mà Tập cận Bình gây nên đến hàng trăm năm mới làm lại được.
Nó không có gì đáng sợ cả, trong lịch sử của nó (nó đâu dám nhắc lại trong những ngày lễ trọng đại của quốc gia nó) ,cái dòng Hán tộc bị Nguyên ,Thanh đô chiếm cứ, đô hộ, cai trị trên 700 năm, Nguyên ,Thanh thì Hán cho là Dị Tộc ( coi khinh), đến nỗi bắt Hán cạo nửa đầu thắt bím luôn và không sử dụng người Hán làm quan lại, có làm chăng là quan chức hội tề – Mấy thời kỳ đó trí thức Hán rất bất mãn, nằm chèo queo… cho nên văn chương thơ phú của Hán thời kỳ này rất nổi mà đến nay vẫn thấy được.
Đúng là thằng Tập sẽ chơi một cú để lại dù có chết, và để giải tỏa áp lực tại “nội địa” nó sẽ gây chiến tranh hầu hướng người Trung hoa tự hào về Tự ái dân tộc (cực đoan do chính ĐCS TC huấn luyên) ra bên ngoài dù bụng đói meo nhưng “ta vẫn mạnh”, hơn nữa nó đang có đám “thế lực thù địch” của các đồng chí nó (mất ăn) cùng người dân đang Đói ăn,Thiếu nước, không đất canh tác,môi trường kinh hoàng…… không ưa nó, Trump lại chơi nó không biết đâu mà đỡ (nó đã tập trung giới trí thức chưởi một trận về việc không đoán được Trump làm gì)
Bốn phương tám hướng ập tới, nó sẽ chơi liều đấy, và nhất là hiện nay nó thiếu Dầu trầm trọng (theo dõi tin tức từ đầu năm tới giờ) mà thiếu dầu là nó tự sát, cho nên nó mới dùng HD8 như mấy tháng rồi – Hãy cảnh giác con chó đang Điên nặng đấy.
1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ như lúc này Tập hành động mạnh mẽ đến như vậy về đường lưỡi bò.
Hình chép net
Về mặt truyền thông – biên giới Trung Quốc khắp mọi nơi được vẽ thêm đường lưỡi bò: Trên bản đồ, trong sách giáo khoa, trên hộ chiếu, trong phim ảnh, trong mọi ấn phẩm và đồ vật…, thậm chí ngay cả tại cuộc duyệt binh – lãnh thổ Trung Quốc được nối dài bằng đường lưỡi bò. Đọc tiếp »
(PL)- Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đề xuất ba đối sách, mà ông gọi là “tam công chiến pháp”, để đối ứng với cái gọi là “tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc ở biển Đông.
Nội dung Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh báo cáo trước Quốc hội sẽ bao gồm cả tình hình Biển Đông và tác động của cuộc chiến tranh thương mại.
Toàn cảnh khai mạc kỳ họp 8 Quốc hội XIV -Ảnh: Gia Hân
Trong sáng nay, 28.10, bắt đầu tuần làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 8 Quốc hội (QH) khóa XIV, QH sẽ họp riêng để nghe Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng, báo cáo trước QH về công tác đối ngoại của nhà nước năm 2019.
Mấy hôm trước, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thông báo tàu “Địa chất Hải Dương-8” (Hb)và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã rút về nước sau gần 3 tháng hoạt động trái phép tại Tư Chính(Hc) và biển Phú Khánh(Hd) trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam(Ha). Cuộc phỏng vấn giữa nữ biên tập viên gạo cội và ông tư lệnh hải quân trên vô tuyến truyền hình bữa rồi cũng nói sau khi ta đấu tranh mạnh mẽ thì “ Tàu Địa Chất Hải Dương-8 của… nước ngoài đã rút về nước!”
Ha: Các bể trầm tích Đệ Tam đã phát hiện thấy dầu khí ở TLĐ Việt Nam. Hoàng Sa , Trường Sa cũng tồn tại các bể chứa dầu khí.
Trước sự kiện trên có rất nhiều luồng dư luận. Người thì bảo dưới sức ép quan ngại, rất quan ngại mạnh mẽ của nước chủ nhà nên tàu nước lạ phải rút. Người thì bảo do cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam buộc họ phải rút. Kẻ thì bảo họ rút vì giàn khoan của Nhật Bản khoan cho Rosnhef ở lô 06-1 bể Nam Côn Sơn đã kết thúc và rời khỏi Việt Nam. Kẻ khác lại nói họ đã đạt được mục đích khảo sát địa chấn và đe dọa hoạt động dầu khí của Việt Nam nên rút về nước để chuẩn bị cho các bước tiếp theo..v.v… Đọc tiếp »
Không cần phải giở từng trang, hay dùng kính lúp để đọc từng chữ trong cuốn sách mà ngay tên sách đã khiến người có ý thức chủ quyền về biển đảo Việt Nam phải giật mình: “Nam Hải Quy Khư”.
Sau Việt Nam, đến lượt Malaysia cấm chiếu bộ phim hoạt hình Trung Quốc Everest: Người tuyết bé nhỏ. Đây chỉ là một bộ phim hoạt hình dựa trên chất liệu giả tưởng nhưng những người làm phim lại lồng vào ý định chính trị thâm hiểm khi quảng bá bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông. Dù cho đoạn này chỉ xuất hiện vài giây trong phim nhưng đủ gây phẫn nộ cho cả khu vực, không chỉ Việt Nam mà cả Philippines, Malaysia. Đọc tiếp »
Không phải tại vĩ tuyến 17, mà tên của nó đã khắc sâu trong lịch sử dân tôc, mà là tại vĩ tuyến 16.
Trong những ngày vừa qua, tầu KHANH HOA 01015 đã bám sát HD8. Hôm nay, 24-10-2019, HẢI DƯƠNG 8 chạy nhanh lên phía Bắc và KHANH HOA 01015 vẫn bám theo. Nhưng đến vĩ tuyến 16 thì KHANH HOA đã “nói lời tạm biệt” với HD8 và quay đầu trở về với đất mẹ.
HD 8 lúc này đã ở vị trí ngang với Đồng Hới và sắp chạm đến vĩ tuyến 18, khá gần đảo Hải Nam
Cập nhật thực địa ngày 23/10/2019: Giàn khoan Hakuryu-5 đã rời khỏi lô 06.1 sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đan áo về phía bắc
Ảnh 1: Ảnh vệ tinh lúc 10h16′ sáng ngày 23/10/2019 cho thấy giàn khoan Hakuryu-5 đang được lai dắt bởi một tàu kéo trở về cảng Vũng Tàu (Nguồn: South China Sea News và @detresfa_ trên Twitter).
Ảnh vệ tinh của nhóm South China Sea News cho thấy vào lúc 10h16′ sáng nay, ngày 23/10, giàn khoan Hakuryu-5 đang được kéo về Vũng Tàu sau khi hoàn thành khoan được một giếng dầu mới. Được biết giàn khoan đã bắt đầu di chuyển từ hôm qua, ngày 22/10.
Tàu hải cảnh 31302 đã rời khỏi khu vực và nhập vào đoàn hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8, tuy nhiên hải cảnh 5403 dường như vẫn đang bám theo chuyển động của giàn khoan Hakuryu-5.
HẢI DƯƠNG 8 ĐÃ HOÀN TẤT ĐƯỜNG KHẢO SÁT THỨ 21 VÀ ĐANG CHẠY NHANH LÊN PHÍA BẮC.
Vào lúc 21.08 pm đêm qua, 23-10-2019 (giờ VN), HẢI DƯƠNG 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 21. Ngay sau đó HD 8 đã chạy ngược lên phía Bắc với tốc độ rất nhanh, khoảng 13-15 knots (tốc độ di chuyển khi khảo sát chỉ là 5 knots). Hiện nay HD8 vẫn duy trì tốc độ di chuyển này
Có khả năng HẢI DƯƠNG 8 sẽ trở về căn cứ tại đảo Hải Nam để tạm kết thúc 4 đợt khảo sát đã kéo dài khoảng 3 tháng.
ANTD.VN – Dùng vũ lực chiếm đóng trái phép, ồ ạt xây dựng các đảo và thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành căn cứ quân sự quy mô lớn hòng đòi chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Song chính những “bàn đạp quân sự” này lại trở thành “Gót chân Asin” (Gót chân Achilles), điểm yếu chí mạng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo bồi đắp trái phép từ đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
ANTD.VN – Tàu đổ bộ tấn công LHA-6 America tối tân nhất của hải quân Mỹ mang theo 13 chiến đấu cơ F-35B khi nó đang tiến hành một cuộc tập trận tại biển Đông. Việc mang theo những chiến đấu cơ cực mạnh này cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển quốc tế này.
Trong cuộc tập trận tại Biển Đông vừa diễn ra, tàu đổ bộ tấn công LHA-6 America đã được sử dụng với vai trò như một tàu sân bay hạng nhẹ với việc mang theo tới 13 chiến đấu cơ F-35B.Đọc tiếp »