PHẠM TÂY SƠN (Phạm đình Tuấn)

TỔ QUỐC VIỆT NAM – DANH DỰ – ĐỒNG BÀO TRÊN HẾT Thông tin để khai trí và phát triển.

Posts Tagged ‘Văn học’

-KHI PHÊ BÌNH DUNG TỤC NHÂN DANH GIÁO DỤC NHÂN VĂN

Posted by phamtayson trên 06/12/2017


Chu mộng Long FB

5-12-2017

https://i0.wp.com/f.imgs.vietnamnet.vn/2017/11/23/08/nen-dua-tac-pham-chi-pheo-ra-khoi-chuong-trinh-ngu-van-11-1.jpg

Khoan hãy chửi tác giả bài báo này. Nghiên cứu sinh học nước ngoài đấy!
Nhưng không rõ anh ta thuộc chuyên ngành gì?

Hình ảnh Chí Phèo trong phim “Lãng Vũ Đại ngày ấy” -(VNN)

Hãy đọc kỹ bài viết của anh ta đã. Anh ta không phải không có lý. Anh ta cho rằng Chí Phèo không đại diện cho giai cấp nào, vô đạo đức, một tên tội phạm nguy hiểm cần phải loại trừ. Và hiển nhiên, vì Chí là nhân vật văn học, cho nên, tốt nhất là loại trừ tác phẩm chứa anh Chí ra khỏi nhà trường, vì… sợ học sinh học tập và làm theo gương Chí Phèo.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Hồi ký ‘Một Cơn Gió Bụi’ của Trần Trọng Kim bị thu hồi

Posted by phamtayson trên 27/06/2017


BBC -27-6-2017

https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/B765/production/_96694964_7d6d04dc-64c4-4240-a7c4-e5de295b9a8c.jpg

Bản in lại Một Cơn Gió Bụi được phát hành đầu năm 2017

Tin cho hay bản in lại cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục) của học giả Trần Trọng Kim vừa bị Cục Xuất bản, in và phát hành thu hồi vì “có nhiều chi tiết không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng” trong khi có ý kiến nói cuốn hồi ký có “giá trị lịch sử”.

Cuốn hồi ký của học giả, thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim xuất bản năm 1949, tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 – 1948. Ông cũng là đồng tác giả bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư nổi tiếng đối với bao thế hệ học sinh Việt Nam.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-VNTB – Tuần báo Văn nghệ TP. HCM: đấu tố cụ Phan Châu Trinh, xúc phạm nhân phẩm trí thức

Posted by phamtayson trên 18/06/2017


18-6-2017

Anh Văn (VNTB
Tôi buộc phải sử dụm cụm từ ‘lồng lộn’ về ngôn ngữ, bởi nó là sự điên cuồng đến mất lý trí trong nhận định, thậm chí tôi nhìn thấy trong bài viết những ngôn từ của thời kỳ cả dân tộc mê mệt đấu tranh giai cấp (chiêu hồi, cải lương, ngụy dân chủ, chống phá,…).
Nội dung bài viết được cho là ‘bình luận – phê phán’ trên Tuần báo Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Vào ngày 9/6/2017, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải bài viết: ‘Viện Phan Châu Trinh – một tổ chức đáng ngờ’ của tác giả Hoàng Lệ.

Bài viết có gì?

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

-Trả Lời Ba Câu Hỏi của Phùng Nguyễn

Posted by phamtayson trên 04/04/2017


Nguyễn văn Tuấn

1-4-2017

Tôi hân hạnh giới thiệu bài viết “Trả lời ba câu hỏi của Phùng Nguyễn” của Nhà văn Ngô Thế Vinh. Đó là ba câu hỏi liên quan đến Sông Mekong và những biến động gần đây, về vụ Nhà văn Ngô Thế Vinh hầu toà thời VNCH về tác phẩm “Mặt trận ở Sài Gòn”, và cái nghiệp văn chương của một bác sĩ. Phùng Nguyễn đã qua đời hai năm trước, nhưng Nhà văn vẫn trả lời ba câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

Nguyễn văn Tuấn

Trả Lời Ba Câu Hỏi của Phùng Nguyễn

NGÔ THẾ VINH

Phùng Nguyễn sinh năm 1950, mất ngày 17 tháng 11 năm 2015.Bàng hoàng với cái chết đột ngột của Phùng Nguyễn ở cái tuổi đang sung mãn nhất về sinh hoạt trí tuệ và sáng tạo, tôi đã viết bài tưởng niệm “Phùng Nguyễn, Như Chưa Hề Giã Biệt” (1), nay nhớ tới Anh, có dịp đọc lại bài viết, mới nhận ra là còn nợ Anh “Ba Câu Hỏi”, mang món nợ ấy cũng đã hai năm, nay là lúc tôi phải trang trải, và cũng là thay cho nén nhang tưởng nhớ Phùng Nguyễn. Ngô Thế Vinh

Chân dung Phùng Nguyễn [photo by Ngô Thế Vinh 05.2015]

  1. Sông Mê Kông, mối tình lớn

Sẽ không xa lắm với sự thật nếu cho rằng ai cũng có một mối tình lớn.Nhà văn Ngô Thế Vinh cũng không ngoại lệ. Người tình của nhà văn đến từ một vùng hẻo lánh của cao nguyên Tây Tạng (Tibetan plateau) với một độ cao hơn 5000 mét tính từ mặt biển.  Bắt đầu bằng những bước dò dẫm từ vùng núi non thuộc tỉnh Thanh Hải, nàng lượn lờ suốt chiều dài tỉnh Vân Nam miền Nam Trung Quốc trước khi lần lượt băng qua biên giới các quốc gia Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia, và cuối cùng Việt Nam, nơi nàng kết thúc cuộc hành trình dài hơn 4800 km và hòa nhập vào Biển Đông ở các cửa Sông Tiền và Sông Hậu. Nàng được gọi bằng nhiều cái tên, Dza Chu, Lan Thương, Mea Nam Khong, Tonglé Thom, Cửu Long… Tuy nhiên nàng được biết đến nhiều nhất dưới cái tên Mekong.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

-Ngô Thế Vinh – Diễn từ nhận Giải Đặc biệt Văn Việt lần thứ hai

Posted by phamtayson trên 04/03/2017


Vanviet

4-3-2017

Quý anh chị trong Diễn Đàn Văn Việt

Thưa Hội đồng Giám khảo giải Văn Việt

Được tin hai tác phẩm, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, được chọn để trao giải Đặc biệt Văn Việt Lần Thứ Hai, tôi cảm thấy rất vinh hạnh. Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu cư dân thuộc bảy quốc gia ven sông. Hai tác phẩm đó không chỉ chất chứa nhiều dữ liệu, nhưng qua đó tôi cũng muốn chuyển tải thông điệp mang tính dự báo về ý đồ hiểm độc của Trung Quốc và về những tranh chấp không thể tránh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong. Và dự báo ấy với thời gian đang được chứng nghiệm. Hậu quả những tranh chấp ấy đang làm cho “Cửu Long Cạn Dòng và Biển Đông Dậy Sóng”. Sự kiện một Diễn đàn độc lập như Văn Việt quan tâm đến và trao giải cho hai tác phẩm mang tính “nhạy cảm và tế nhị” đó là một quyết định rất có ý nghĩa và là một vinh hạnh cho người viết.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-Đảng phải tìm ‘hòa hợp dân tộc về văn học’?

Posted by phamtayson trên 02/02/2017


Phạm Chí Dũng -VOA

01.02.2017

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’.

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’.

Có những dấu hiệu khá rõ cho thấy một chủ trương – chiến dịch “chiêu dụ người Việt hải ngoại” một lần nữa được đảng chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017. Chỉ có điều khác với tư thế đủng đỉnh của Nghị quyết 36 “về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời 13 năm trước, lần này mọi chuyện có vẻ vội vã và có ý nghĩa sinh tử hơn nhiều…
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

– Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

Posted by phamtayson trên 29/01/2017


Tuấn Khanh – RFA

28-1-2017

Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ.  Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.

“Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-Khi những mầm ươm nghệ thuật bị chết yểu

Posted by phamtayson trên 04/01/2017


Trong lòng Hà nội

Hoàng Giang – VOA

3-1-2017

Sau đêm diễn thành công của mình, Nguyễn Thanh Nhật Minh bị loại ngay khỏi cuộc thi 'Sing My Song' vì bị cáo buộc là 'phản động' do trên trang Facebook cá nhân của anh thể hiện quan điểm 'chống phá nhà nước.'

Sau đêm diễn thành công của mình, Nguyễn Thanh Nhật Minh bị loại ngay khỏi cuộc thi ‘Sing My Song’ vì bị cáo buộc là ‘phản động’ do trên trang Facebook cá nhân của anh thể hiện quan điểm ‘chống phá nhà nước.’

Tháng 11/2016, một sân chơi ca nhạc mang tên Bài hát hay nhất – Sing My Song ra mắt khán giả Việt và được nhiều người yêu thích. Đây là chương trình dành cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác và hát ca khúc của mình. Do tính chất thúc đẩy sự sáng tạo, “Sing My Song” đã đem lại một luồng gió mới cho nền âm nhạc Việt với rất nhiều ca khúc hay, độc đáo, thể hiện tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng phát sóng, tập 5 mới ra mắt ngày Chủ nhật (17/12/2016) vừa rồi thì ngay lập tức bị gỡ xuống khỏi trang mạng Youtube, bởi có phần trình diễn của thí sinh Nguyễn Thanh Nhật Minh. Sau đêm diễn thành công của mình, chàng nhạc sĩ trẻ sinh năm 1988 này bị loại ngay khỏi cuộc thi vì bị cáo buộc là “phản động” do trên trang Facebook cá nhân của anh thể hiện quan điểm “chống phá nhà nước.” Cụ thể là Nhật Minh lên tiếng bảo vệ blogger Mẹ Nấm và Luật sư Lê Công Định sau khi những người này bị bắt vì có hành vi gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” cũng như bày tỏ nỗi bất bình với các sự kiện chính trị trong nước. Trường hợp của Nhật Minh khiến toàn bộ ê kíp chương trình phải hoãn và duyệt lại hồ sơ của tất cả các thí sinh. Hiện nay, một thí sinh thứ hai cũng có nguy cơ bị loại khỏi chương trình với lý do tương tự.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , , , | Leave a Comment »

-BẢN CHÚC THƯ TRÊN NGỌN ĐỈNH TRỜI

Posted by phamtayson trên 12/12/2016


Mai Thảo

Tặng Doãn Quốc Sỹ

 Bìa Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời. NXB Sáng Tạo 1963. Nguồn: Sách Xưa Net

Bìa Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời. NXB Sáng Tạo 1963. Nguồn: Sách Xưa Net

Bức điện tín báo tin cho tôi người ta đã đưa chàng vào một bệnh viện thị trấn miền núi được bốn ngày. Chàng bị thương nặng. Chàng muốn gặp tôi. Người phu trạm già đã bỏ đi trên chiếc xe đạp cũ kỹ của y, tai tôi đếm rành rọt từng tiếng một, nhịp chuông lẻng kẻng đổ hồi về phía cuối xóm, nhưng tôi không cử động được. Trong một khoảng khắc kỳ lạ kéo dài không biết bao lâu, tôi mất hẳn ý niệm thời gian, toàn thân tôi nhẹ hẫng như chới với trên mây trên vực, đầu óc như có một mũi ê-te tiêm suốt thấu, ý thức vẫn sáng suốt mà cảm súc thì sượng sần tê điếng.

Tử thương trong vết đâm thủy tinh trong suốt, tôi trân trân ngó ra cánh đồng tuyết phủ – chúng tôi đang ở giữa mùa lạnh – mặt tuyết in lên những ô kính sáng trong, những tảng tuyết sạch sẽ đồng mầu với những bức tường lát men sứ trắng tinh căn nhà bếp buổi sáng, tôi đứng đó, chết lặng như một pho tượng với bức điện tín báo tin dữ về chàng. Rồi chất tê tê của mũi ê-te tan dần nhường cho sự tràn ngập một cảm giác khủng khiếp ào ạt xâm chiếm cơ thể mảnh dẻ của tôi như một trận bão rừng hung dữ thổi qua. Bàn ghế đồ đạc chung quanh cùng bảo nhau quay cuồng chóng mặt, những vòng quay hút xoáy xuống thành vực thẳm, trời đất bên trên đảo ngược, ngọn lửa trong lò bỗng nhiên bùng lóa thành một đám cháy cực lớn làm tối tăm mắt mũi, tôi lảo đảo ngã vật xuống. Tôi ngã ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Tôi thảng thốt kêu lên: trời ơi! Bao nhiêu đêm dài cô đơn quỳ gối dưới chân tượng Đức Mẹ trên căn phòng ngủ lạnh lẽo, bao nhiêu buổi sáng lúi húi một mình, gục đầu trên mặt nước ngọn suối ở cánh rừng thưa đầu làng – nơi tôi thường đến đó gặp chàng – chân thành cầu nguyện cho sự đó không xẩy đến cho chàng, niềm xao xuyến âm thầm ám ảnh tâm trí tôi không phải chỉ là một lần nào, mà tất cả những lần chàng đi, đã thành sự thực. Tôi nghĩ thế và tôi kêu lên: trời ơi! Đôi mắt đã giàn dụa của tôi ngó nhìn như một vật kỳ quái, bức điện tín vò nát tự lúc nào trong lòng tay. Chàng bị thương nặng, chàng cần có tôi, nhưng tôi làm được gì bây giờ, em làm được gì bây giờ?
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-HÀNH TRÌNH ĐẾN TỰ DO – NHÀ VĂN THUYỀN NHÂN MAI THẢO

Posted by phamtayson trên 11/12/2016


NGÔ THẾ VINH

10-12-2016

Hình 1: Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E - Emprunct Empreinte

Hình 1: Mai Thảo và ký họa của Tạ Tỵ. Nguồn: E.E – Emprunct Empreinte

“Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ tự do và tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đây nhưng nội tâm thì rất buồn bã. Buồn cho dân tộc tôi. Tôi không biết liệu chúng tôi có còn một tương lai. Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất phần hồn.”  Đã 36 năm kể từ ngày Mai Thảo trả lời cuộc phỏng vấn của Jane Katz 7.10.1980, hai năm sau ngày anh đặt chân tới Mỹ và cũng đã 18 năm kể từ ngày anh mất: Việt Nam vẫn chưa có tự do và thân xác anh thì nay đã vùi nông trên một lục địa mới rất xa với một nơi được gọi là quê nhà.

BÀN VIẾT LỮ THỨ MAI THẢO

Khó có thể tưởng tượng cảnh sống đạm bạc của nhà văn Mai Thảo trên đất nước Mỹ. Chỉ là một căn phòng 209 rất nhỏ trên lầu 2 của một chung cư dành cho người cao niên ngay phía sau hẻm nhà hàng Song Long. Chỉ có một bàn viết, chiếc giường đơn với nơi đầu giường là một chân đèn chụp rạn nứt và dưới gậm giường mấy chai rượu mạnh; trên vách là mấy tấm hình Mai Thảo; đặc biệt là tấm ảnh phóng lớn có lẽ chụp trước 1975, Mai Thảo cao gầy ngồi trên bậc thềm nhà cùng với nhà thơ Vũ Hoàng Chương mảnh mai trong áo dài the, phía dưới là một kệ sách. Mai Thảo có nhiều bạn nhưng đây có lẽ là tấm hình “đôi bạn” mà anh rất thích. Về tuổi tác, Vũ Hoàng Chương hơn Mai Thảo một con giáp, cũng vì vậy mà Nguyễn Xuân Hoàng hết đỗi ngạc nhiên khi thấy Mai Thảo gọi Vũ Hoàng Chương là “mày”. 
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-Trần Đăng Khoa nghĩ gì khi gánh vác sứ mệnh đi trao quyết định về hưu cho Trung Trung Đỉnh?

Posted by phamtayson trên 17/08/2016


Blog Lê Thiếu Nhơn: Thần đồng Trần Đăng Khoa được soái ca Hữu Thỉnh giao sứ mệnh vinh quang tột đỉnh là làm cách nào mời lính trận Trung Trung Đỉnh rời khỏi chiến hào theo đúng tiến độ, để phục vụ bài toán sắp xếp nhân sự mỹ mãn: “Chả lẽ chúng ta có hơn ngàn hội viên mà không tìm được người đảm trách ư? Ban giám đốc, anh Đỉnh nghỉ thì còn hai người, anh Quý và chị Hằng. Anh Quý làm chuyên môn một thời gian nữa rồi đến tuổi nghỉ thì nghỉ, còn chị Hằng là kế toán. Công việc của NXB văn chương nếu không giao cho nhà thơ Trần Quang Quý đương kim Phó giám đốc phụ trách thì chả lẽ giao cho cô kế toán ư? Dù việc chị Hằng hiện đang làm là một chuyên môn riêng, rất vất vả, cũng là chuyện “sinh tử” của NXB. Anh Quý vẫn còn 7 tháng nữa, và hiện vẫn đang là Phó giám đốc. Trưởng giao cho Phó là đúng quá. Rồi trong 7 tháng, thì tìm Giám đốc mới”. Liệu 7 tháng nữa, giấc mơ hình chiếc thớt có biến thành ác mộng dáng con dao?

Vũ Viết Tuân, báo Tuổi Trẻ

16-8-2016

@ Với tư cách là phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và là người mang quyết định bàn giao công việc cho giám đốc NXB Hội nhà văn Trung Trung Đỉnh, xin nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết lý do vì sao Hội nhà văn Việt Nam có quyết định được cho là “khá gấp gáp” như vậy?
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-Xin Rút Tên Ra Khỏi Văn Đoàn Độc Lập

Posted by phamtayson trên 25/09/2015


Phùng Nguyễn -VOA

Đọc được trên http://vanviet.info, trang mạng chính thức của Ban Vận động (BVĐ) Thành lập Văn đoàn Độc lập (VĐĐL) thông báo sau đây:

Vừa qua, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam nhận được thư của Tạp chí Harper’s đề nghị các thành viên Ban Vận động trả lời lý do gia nhập tổ chức này.

Cũng theo Văn Việt, Harper’s Magazine là tạp chí lâu đời nhất và có uy tín hàng đầu của Mỹ.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-“We Are Here” – Tự truyện của thế hệ tị nạn thứ hai

Posted by phamtayson trên 22/08/2015


Thanh Trúc, phóng viên RFA

2015-08-21

site_197_Vietnamese_424689-700.jpg

Nguyễn Cát Thảo và tự truyện We Are Here ra mắt tại Úc năm 2015  Photo courtesy of sbs.com.au

Nguyễn Cát Thảo, luật sư trẻ Australia gốc Việt, ra đời trong trại tị nạn Sikiew ở Thái Lan sau  khi ba mẹ cô vượt đường bộ từ Việt Nam sang Kampuchia rồi đến được Thái Lan năm 1979.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-Số phận của văn học miền nam sau 1975

Posted by phamtayson trên 29/11/2014


Nguyễn Hưng Quốc  -VOA

Lời tác giả: Nhân dịp một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 sắp được tổ chức tại hai toà soạn hai nhật báo Người Việt và Việt Báo tại California trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tôi xin đăng lại một đoạn trong cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản 1945-1990 để quý bạn đọc thấy được số phận bi thảm của văn học miền Nam sau năm 1975.

***

Tháng 4.1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Đảng Cộng sản nắm chính quyền trong cả nước.

Chính sách có tính chất “chuyên chính vô sản” đầu tiên được áp dụng tại miền Nam là nhắm vào văn hoá, văn học miền Nam trước 1975.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-Mỗi người kể một câu chuyện

Posted by phamtayson trên 14/09/2014


Song Chi/Người Việt

Ðất nước Việt Nam chỉ tính riêng từ đầu thế kỷ XX đến nay đã trải qua bao nhiêu sự kiện long trời lở đất. Chiến tranh với Pháp, với Mỹ mà cũng là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn, chiến tranh biên giới phía Bắc và các cuộc hải chiến trên biển Ðông với Trung Cộng, chiến tranh biên giới phía Tây Nam với Khơ Me Ðỏ…làm chết hàng triệu người Việt Nam.

Bìa cuốn sách Ðèn Cù của Trần Dĩnh. (Hình: Uyên Nguyên/Người Việt)

Hàng loạt sự kiện bi thảm do những chính sách sai lầm, thất nhân tâm, xuất phát từ tầm nhìn hẹp hòi, thiển cận, từ niềm tin mù quáng vào học thuyết Mác-Lênin và lòng trung thành ngu muội với Liên Xô, Trung Cộng của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đã gây bao tang thương cho đất nước, dân tộc.

Ðến khi nhận ra sai lầm thì cũng chỉ thay đổi nửa vời về kinh tế và tiếp tục giữ chặt con đường độc tài độc đảng.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

-VÕ THỊ HẢO – VỆT LINH KHÍ ĐÃ THOÁT RA TỪ NƠI ĐỊA NGỤC

Posted by phamtayson trên 31/07/2014


Nguyễn tường Thụy

 Đõ Trường- Đức quốc
Từ độ linh hồn đã bị nhốt nơi địa ngục, cõi nhân gian dường như chỉ còn lại những đấng văn nhân đang cúi mặt, ngậm miệng ăn tiền, rồi tụng lên những lời ca lạc loài, giữa tiếng thét kêu oán hờn của hàng triệu sinh linh.
Thì thật may mắn thay, trong cái bi thương đó, có một vệt linh khí, đã vượt ra khỏi xiềng xích ngục tù, tụ lại, rồi tỏa ra luồng sinh khí mới, cho văn học đất Việt. Họ đã rạch ra một lối đi, cách viết mới cho dòng văn học hiện thực phê phán đương đại. Hiện tượng ấy, tuy không làm thay đổi cả diện mạo nền văn học định hướng, bao cấp èo uột, nhưng nó lại được cất lên, làm sống lại những trái tim khát vọng công lý và sự thật, đã bị nhấn chìm từ bấy năm qua. Qủa thật, họ là những tên tuổi, nữ sĩ, văn nhân đích thực nhất của văn học đất Việt hiện nay.
Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

-Đọc nhầm, dịch nhầm: trường hợp bài Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng của Lênin

Posted by phamtayson trên 27/05/2014


Trần đình Sử

Bài báo của Lenin Tổ chức đảng và xuất bản phẩm của đảng (партийная организация и партийная литература) viết vào tháng 11 năm 1905, do điều kiện lịch  sử, từ Liên xô sang Trung Quốc, rồi đến Việt Nam đều được hiểu và dịch thành Tổ chức đảng và văn học có tính đảng. Chữ literatura (литература) thông dụng trong nhiều tiếng phương Tây, có nghĩa là: 1. chỉ chung mọi tác phẩm viết bằng văn tự, văn viết. Nó cũng chỉ chung các xuất bản phẩm như sách, báo, tạp chí, truyền đơn, tờ rơi, ấn phẩm nói chung; 2. chỉ tác phẩm văn học nghệ thuật dưới mọi hình thức. Đây là nghĩa mới có trong khoảng hai thế kỉ, từ thế kỉ 18 – 19, mà các nước như Nhật bản, Trung Quốc Việt Nam đã tiếp nhận và dịch thành từ “văn học”. Ở Nga để phân biệt người ta thường thêm định ngữ “nghệ thuật” thành “художественная литература”, gọi là “văn học nghệ thuật” cho khỏi nhầm. 3. tên gọi chung xuất bản phẩm thuộc một lĩnh vực nào đó, tức là tư liệu in ấn về một lĩnh vưc, tương tự như cụm từ “thư mục” chúng ta thường ghi sau một công trình khoa học. Như thế, khi dịch từ này, cần chọn nghĩa nào phụ thuộc vào ngữ cảnh của nó. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , | Leave a Comment »