PHẠM TÂY SƠN (Phạm đình Tuấn)

TỔ QUỐC VIỆT NAM – DANH DỰ – ĐỒNG BÀO TRÊN HẾT Thông tin để khai trí và phát triển.

Archive for Tháng Mười Hai 4th, 2022

–TRỰC TIẾP: ngày thứ 284 Nga xâm lược Ukraine

Posted by phamtayson trên 04/12/2022


LIVE: Day 284 of Russian aggression against Ukraine

TVP World

04.12.2022 : 15:22

Photo: Getty Images

Chiến tranh vẫn tiếp diễn. Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ cho biết tình báo Mỹ cho rằng nhịp độ giao tranh ở Ukraine sẽ tiếp tục giảm trong vài tháng tới và không nhận thấy bằng chứng nào cho thấy ý chí kháng cự của Ukraine giảm sút, bất chấp các cuộc tấn công vào lưới điện và cơ sở hạ tầng quan trọng khác trong mùa đông.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , | Leave a Comment »

-Giám sát dân bằng chấm điểm tín nhiệm xã hội và dự án ‘Sharp eyes’ (Kỳ 4)

Posted by phamtayson trên 04/12/2022


NTD

Minh Đăng • 12:28, 04/12/22

Kỳ 1  –  Kỳ 2  –  Kỳ 3

Giám sát dân bằng chấm điểm tín nhiệm xã hội và dự án 'Sharp eyes' (Kỳ 4)

Không có tự do ở Trung Quốc hoặc đó đơn giản là một khái niệm ngày một xa xỉ. Hệ thống chấm điểm tín nhiệm xã hội biến mọi công dân nước này trở thành các ‘con cừu’ ngoan ngoãn của Chính phủ. Nếu không ngoan, thứ chờ đợi họ, con cái và gia đình trong suốt cuộc đời còn lại của họ là địa ngục trần gian; sống không bằng chết.

Thời xưa, dân thường có thể đánh trống kêu oan. Ngày nay, để “duy trì sự ổn định”, ĐCSTQ đổ hàng núi tiền vào các loại công cụ để kiểm soát ngôn luận, từ dùi cui, xe tăng đến theo dõi điện tử. (Tổng hợp)

Ngày 14/6/2014, Quốc hội Trung Quốc đã công bố một tài liệu gây chú ý có tên gọi là: “Phác thảo kế hoạch xây dựng Hệ thống điểm số tín nhiệm xã hội”. Tài liệu này còn cho biết hệ thống tín nhiệm xã hội “là một phương pháp quan trọng để hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh và đổi mới quản trị xã hội; nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường nhận thức về tính chân thành của các thành viên trong xã hội”.

Tiêu chuẩn làm người do Chính phủ quy định

Mục tiêu bề ngoài ‘giả dối’ của hệ thống tín nhiệm xã hội tại Trung Quốc là chấm điểm “mức độ đáng tin cậy” của các cá nhân, tập đoàn và cơ quan chính quyền trên khắp Trung Quốc. Tất nhiên, tiêu chuẩn như thế nào là đáng tin cậy, như thế nào là tốt xấu do ĐCSTQ, với chuẩn mực đạo đức cực kỳ thấp kém, tà ác của họ tự định ra. 

Xếp hạng sẽ được đánh giá công khai, xếp hạng và sử dụng để xác định khả năng tín nhiệm khi đi vay, khả năng làm việc, xin học cho con, hoặc thậm chí là hẹn hò… Như vậy người Trung Quốc sẽ bị chính phủ của họ xếp loại thành công dân hạng A, B, C… dựa trên tiêu chuẩn của chính phủ. 

Ví dụ, bạn từng biểu từng phản đối chính quyền Trung Quốc, bạn lập tức có thể trở thành công dân hạng C. Bạn có thể bị trừng phạt bằng cách không được đi phương tiện giao thông công cộng, bạn không thể vay vốn ngân hàng, bạn sẽ hết sức khó khăn khi đi xin việc, con cái của bạn không thể được học ở trường công. 

Một màn hình cho thấy các camera an ninh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang quay phim khách tham quan tại Triển lãm Quốc tế Trung Quốc lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 24/10/2018. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP qua Getty Images)

Tóm lại, bằng hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân, sẽ rất dễ dàng cho ĐCSTQ loại bỏ người bất đồng chính kiến, người có đức tin vào chính Thần như Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng thành các công dân hạng bét, bị cả xã hội ghẻ lạnh. Họ thậm chí không có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng trừ khi bị buộc phải từ bỏ đức tin. 

Tuân thủ tuyệt đối và ca ngợi chính phủ tuyệt đối

Alibaba, một công ty tư nhân được Chính phủ Trung Quốc cấp phép để xây dựng hệ thống và thuật toán cho điểm tín nhiệm xã hội, đã tiết lộ 5 trong nhiều yếu tố được sử dụng trong “thuật toán phức tạp” của họ như sau: 

Thứ nhất là lịch sử tín dụng. Ví dụ liệu công dân đó có trả các khoản vay hay hóa đơn điện nước của họ đúng thời hạn không? Tiếp theo là khả năng hoàn thành, được định nghĩa là “khả năng người dùng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình”. Yếu tố thứ 3 là đặc điểm cá nhân, xác minh các thông tin cá nhân như số điện thoại di động và địa chỉ. Yếu tố thứ thứ 4 là hành vi và sở thích, có nhiều điều phải bàn đến…

Dưới hệ thống này, những điều tưởng như vô hại như thói quen mua sắm, chơi trò chơi online cũng trở thành thước đo đánh giá mức độ tin cậy của một cá nhân.

Alibaba cũng thừa nhận rằng họ đánh giá con người qua loại sản phẩm họ sử dụng. “Ví dụ: một người chơi game 10 giờ một ngày sẽ được coi là người vô công rồi nghề”, theo vị CTO Li Yingyun của công ty Sesame. “Ai đó thường xuyên mua tã sẽ có thể được coi là các cha mẹ đang nuôi con nhỏ, thường là các bà mẹ, họ được xem là những người nhiều khả năng là có ý thức trách nhiệm sau khi cân nhắc các vấn đề.” 

Vì vậy, hệ thống không chỉ điều tra hành vi, nó còn hình dung về hành vi của người dùng. Nó lột tả các công dân thông qua các hành vi mua sắm và các hành vi mà chính phủ không thích. Với hệ thống này, người dân hoàn toàn bị phơi bày trước chính phủ và các ban bệ quản lý, hoàn toàn không có một chút riêng tư nào.

Yếu tố thứ 5 là mối quan hệ giữa các cá nhân. Cách họ lựa chọn bạn bè trên mạng như thế nào và cách tương tác với bạn bè của họ trên mạng thế nào sẽ ảnh hưởng đến Điểm Công dân. Sesame Credit, được điều hành bởi Ant Financial Services Group (AFSG), một công ty thành viên của Alibaba, đánh giá việc lên mạng “tích cực” theo tiêu chí sau: những tin nhắn nói tốt về chính phủ hoặc tin nhắn nói tốt về nền kinh tế của đất nước sẽ khiến điểm của bạn tăng lên.

Nhà tù theo dõi khổng lồ

Tuy nhiên, điều đã được lấp liếm ở đây là hình phạt dành cho những người bị nhà nước cho là không chân thành. Theo Insider, ví dụ về các hành vi vi phạm bị chính quyền Trung Quốc trừng phạt bao gồm “lái xe tệ, hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc, mua quá nhiều trò chơi điện tử và đăng tin giả lên mạng, đặc biệt là các cuộc tấn công khủng bố hoặc an ninh sân bay”. Hình thức phạt cho các ví dụ này không hề được nêu rõ. 

Một điều khác cũng đã không được nêu rõ là hệ thống tín nhiệm xã hội có thể được mở rộng theo nhiều chiều, bao gồm giám sát và ngăn chặn các phát ngôn chính trị “bị cấm” hoặc kiểm soát du lịch, di chuyển đến địa phương khác thông qua hộ chiếu vaccine.

Để hỗ trợ xây dựng hoàn thiện hệ thống tính điểm tín nhiệm xã hội này, chế độ Bắc Kinh đã đầu tư hàng triệu USD cho các hệ thống camera giám sát, như ‘Dự án Sharp Eyes‘, ‘Golden Shield’ và nhiều dự án khác nữa. 

Theo thống kê sơ bộ, ĐCSTQ có quyền lực vô hạn, có hệ thống camera giám sát 600-700 triệu cái (trung bình cứ 2 người có 1 camera giám sát). Điều này có nghĩa là không gì có thể nằm ngoài quyền kiểm soát của ĐCSTQ. Nếu một người đã bị chấm điểm tín dụng xã hội thấp, những điều đang chờ đợi họ, có thể là sống không bằng chết.

Người dân Trung Quốc căng thẳng tột độ vì liên tục bị theo dõi

Camera giám sát tại một góc của Quảng trường Thiên An Môn, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/092019. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)

Các khu vực nông thôn thuộc tỉnh Sơn Đông ven biển phía đông Trung Quốc đã lắp đặt hàng trăm nghìn camera giám sát kể từ năm 2013 như một phần của hệ thống giám sát khổng lồ, khởi xướng và lan ra toàn quốc trong một mô hình giám sát được gọi là “Dự án Sharp Eyes”. Các mục tiêu chính của hệ thống là người có tín ngưỡng và những nhà bảo vệ nhân quyền.

Hệ thống giám sát này chủ yếu nhắm vào các khu vực nông thôn của Trung Quốc và được sắp xếp chồng chéo và giao nhau với nhiều hệ thống giám sát và trung tâm dữ liệu lớn khác. 

Theo báo cáo của IQilu, một cổng thông tin nhà nước ở Sơn Đông, vào cuối năm 2017, số lượng camera giám sát được nối mạng ở Lâm Nghi là 360.000 chiếc, về cơ bản đạt được “mức độ bao phủ tổng thể” về giám sát video các địa điểm công cộng trong thành phố trong 2017.

Ngoài ra, hệ thống này còn được chia thành các mạng lưới, hoặc các khu vực nhỏ hơn trong một thành phố hoặc khu vực hành chính, được quản lý bởi các “thành viên mạng lưới”. Đây là những người có thể giám sát tất cả các hàng xóm của mình trong một mạng lưới giám sát chung.

Bên cạnh Sharp Eyes, chế độ này có nhiều hệ thống kiểm soát và giám sát kỹ thuật số chồng chéo và giao nhau với nhau, bao gồm Dự án Golden Shield (còn được gọi là Great Firewall), Thành phố thông minh, Thành phố an toàn, Skynet, Đám mây cảnh sát, eCNY và mã sức khỏe. Chúng được thiết kế để thu thập dữ liệu cá nhân và theo dõi, kiểm soát mọi người ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo năm 2020 của China File, một tạp chí trực tuyến do Trung tâm Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Asia Society xuất bản, chính quyền trung ương của chế độ đã đầu tư 3,1 tỷ NDT (khoảng 456,7 triệu USD) vào các dự án Sharp Eyes từ khi ra mắt vào năm 2015 đến khi cuối năm 2017.

Theo China File, các chính quyền địa phương cũng đầu tư vào dự án này. Ví dụ, Zhoukou, tỉnh Hà Nam, đã chi 56 triệu USD cho việc mua thiết bị giám sát vào năm 2018, gần bằng ngân sách giáo dục địa phương của năm đó.

Ngoài ra, chính những hệ thống giám sát này cũng ngăn người dân ra khỏi nhà trong chính sách Zero-Covid. Trong năm 2021, sau khi bị nhốt ở nhà nhiều ngày trong các cuộc phong tỏa, sau khi mở cửa lại, người dân vẫn bị buộc ở nhà bởi vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó có cả lý do vô lý như ở chung nhóm Wechat với những người dương tính với Covid-19. Chưa kể đến còn có những người bị chuyển sang màu vàng trên ứng dụng phòng chống Covid vì họ muốn đến ngân hàng rút số tiền tiết kiệm cả đời của mình.

Minh Đăng 

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN. 

Mời quý vị đọc giả đón đọc Kỳ 5 “Có phải người dân Trung Quốc đang dần tỉnh ngộ? “ trong Chuyên đề: “Cả Trung Quốc là một nhà tù khổng lồ”.

 

 

 

 

 

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Núi lửa phun trào, Indonesia phát đi cảnh báo cao nhất

Posted by phamtayson trên 04/12/2022


NTD

Lam Giang • 16:43, 04/12/22

Núi lửa phun trào, Indonesia phát đi cảnh báo cao nhất

Cột khối bốc lên từ vụ phun trào núi lửa Semeru ở tỉnh Đông Java, Indonesia, hôm 4/12/2022. (Ảnh: Agus Harianto/AFP/Getty Images)

Hôm nay (4/12), giới chức Indonesia đã nâng cảnh báo về hoạt động của núi lửa Semeru trên đảo Java lên mức cao nhất sau khi núi lửa này phun cột tro bụi cao khoảng 15 km lên không trung, tờ Reuters đưa tin. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

-Phong trào Giấy trắng dấy lên Cuộc chiến vượt tường lửa – Ai là nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số?

Posted by phamtayson trên 04/12/2022


NTD

Đại Minh • 10:04, 04/12/22

Phong trào Giấy trắng dấy lên Cuộc chiến vượt tường lửa - Ai là nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số?

ĐCSTQ đã thực hiện chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt Zero Covid, điều này đã gây ra “Phong trào Giấy trắng” chống Zero Covid trên toàn quốc. Những người biểu tình hô vang những khẩu hiệu như “Đảng Cộng sản từ chức” khiến chính quyền hoảng sợ, họ tăng cường kiểm duyệt Internet, cấm người Trung Quốc “vượt tường lửa”, chặn liên lạc của người dân với nước ngoài.

Cảnh sát đối đầu với một người đàn ông khi họ chặn đường Urumqi ở Thượng Hải, ngày 27 tháng 11 năm 2022, tại khu vực diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính sách Zero Covid của Trung Quốc sau vụ hỏa hoạn chết người ở Urumqi, Tân Cương. (HECTOR RETAMAL/AFP qua Getty Images)

Trong hơn hai thập kỷ, ĐCSTQ đã sử dụng một cơ chế kiểm duyệt mạng tinh vi – Vạn Lý Tường Lửa của Trung Quốc (viết tắt là Tường lửa) – để chặn hầu hết các tin tức nước ngoài và mạng xã hội, đồng thời chặn các chủ đề mà nó cho là có ảnh hưởng đến sự thống trị của mình. Phong trào Giấy trắng đã đưa bức tường thông tin ngăn giữa Trung Quốc và thế giới tự do này lại một lần nữa trở thành tiêu điểm.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , , , | Leave a Comment »

-Bên trong chiến lược chinh phục Đài Loan và giấc mộng ‘bá chủ toàn cầu’ của Trung Quốc

Posted by phamtayson trên 04/12/2022


NTD

Huyền Anh • 15:38, 04/12/22

Bên trong chiến lược chinh phục Đài Loan và giấc mộng 'bá chủ toàn cầu' của Trung Quốc

Giới quan sát nhận định rằng, Trung Quốc đã và đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân với tốc độ chưa từng có, đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ và an ninh toàn cầu. Nếu Mỹ không có các hành động cứng rắn ngay từ bây giờ thì chiến lược chinh phục Đài Loan và giấc mộng ‘bá chủ toàn cầu’ của ĐCSTQ sẽ sớm trở thành hiện thực.

Ngày 8/11, ông Tập Cận Bình mặc quân phục thị sát Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Liên hợp của Quân ủy Trung ương. (Ảnh chụp màn hình video)

Vào một ngày đẹp trời hồi tháng Mười, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình xuất hiện trong bộ quân phục tại một trung tâm chỉ huy ở miền đông Trung Quốcra lệnh cho lực lượng quân sự của ĐCSTQ duy trì vị thế sẵn sàng cho mọi cuộc chiến.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

-Chiến tranh Ukraine: Tài liệu Nga bị thu giữ tiết lộ kế hoạch 10 ngày của Moscow để chiếm đất nước và giết chết các nhà lãnh đạo Ukraine-

Posted by phamtayson trên 04/12/2022


Ukraine war: Captured Russian documents reveal Moscow’s 10-day plan to take over the country and kill its leaders

Sky News

Thursday 1 December 2022 22:39, UK

Pro-Russian troops near Olenivka in the Donetsk region in July

Quân đội thân Nga ở khu vực Donetsk vào tháng 7

RUSI cho biết Nga đã lên kế hoạch bắt đầu cuộc xâm lược bằng một “chiến dịch không kích và hỏa tiễn quy mô lớn” nhắm vào các mục tiêu quân sự của Ukraine, với một danh sách cũng cho biết ai sẽ bị giết, ai sẽ bị đe dọa và ai sẽ là mục tiêu hợp tác. Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »