PHẠM TÂY SƠN (Phạm đình Tuấn)

TỔ QUỐC VIỆT NAM – DANH DỰ – ĐỒNG BÀO TRÊN HẾT Thông tin để khai trí và phát triển.

-GS Chương Thiên Lượng: Vì sao CNN mong nhiều người hơn chết vì COVID?

Posted by phamtayson trên 19/04/2021


Mạn Vũ | DKN  – 8 giờ trước

“COVID mang lại thành công mỹ mãn về tỷ lệ người xem”; “Phải để bọn họ [chuyên gia, học giả] dẫn dắt người xem đến phương hướng mà chúng tôi muốn. Thậm chí trước khi họ mở miệng, chúng tôi đã dẫn dắt họ đến những điều hoặc phương hướng mà chúng tôi muốn rồi” – Đó là tiết lộ của Giám đốc Kỹ thuật Charlie Chester của CNN với phóng viên của kênh điều tra độc lập Project Veritas.

Ảnh chụp màn hình YouTube CNN.

Trong tình huống Charlie Chester thoải mái như thế này khi phỏng vấn thì những thông tin anh ta đưa ra thật sự đáng quan ngại.

Sau video nói về việc CNN đã loại ông Trump ra khỏi toà Bạch Ốc, nhà sáng lập Project Veritas là James O’Keefe đã đưa thêm video nói về việc CNN đã lợi dụng COVID để tăng tỷ lệ người xem, Giám đốc Kỹ thuật Charlie Chester thú nhận: “ở CNN không có sự công chính trong việc đưa tin”…

Nhà sử học, chuyên gia phân tích chính trị thời sự, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có những phân tích đánh giá trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 15/4. 

Dưới đây là bài phân tích của Giáo sư Chương: 

Giám đốc kỹ thuật Charlie Chester của CNN nói: ‘Tin buồn không thể làm tăng tỉ lệ người xem (rating) nhưng nếu có thể kích động tâm tình của họ thì có thể tăng tỉ lệ người xem’. Mọi người có thể tưởng tượng, nếu ở đâu đó xảy ra tai nạn ô tô, ở đâu đó phát sinh động đất, ở đâu đó xảy ra rò rỉ hạt nhân, bạn có thể xem tin ấy nhưng không thể nhìn chằm chằm vào nó mãi được. Cho nên anh ta nói [tin buồn] không mang lại tỉ lệ người xem lâu dài. Sau đó Giám đốc Kỹ thuật Charlie Chester nói thêm CNN đã làm thế nào thông qua tin buồn mà gia tăng tỷ lệ người xem. Tiếp đến anh ta nói làm thế nào để những tin tiêu cực càng ngày càng nghiêm trọng hơn nữa, để bạn sợ hãi đến mức phải theo dõi tin đó thường xuyên. Mọi người hãy xem anh ta đã làm như thế nào.

Charlie Chester: “COVID mang lại thành công mỹ mãn về tỷ lệ người xem”

Charlie Chester nói dưới góc nhìn khách quan của anh ta: ‘Tin buồn, tin tiêu cực tiếp nối cái này qua cái khác sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ người xem, nhưng nó sẽ không làm người ta muốn xem. Nhưng tin buồn hay tin tiêu cực quan hệ trực tiếp đến mọi người thì có thể gia tăng tỷ lệ người xem. “COVID mang lại thành công mỹ mãn về tỷ lệ người xem”. Anh ấy nói thêm, đây là lý do vì sao trên màn hình của CNN luôn có thống kê tổng số người chết. Anh ta nói anh ta có ‘bất mãn’ với tổng số người chết. Mọi người xem xong sẽ cảm thấy điều ấy vô cùng xấu xa, thực sự khủng khiếp. 

Khi Charlie Chester thấy số người tử vong, cách nghĩ của anh ta thể hiện trong video phỏng vấn như sau: ‘Ai dà, vì sao số người chết lại không đủ cao, vì sao không có thêm người chết? Nếu số người chết càng cao, quan điểm của [CNN] chúng tôi sẽ có đạo lý hơn, có giá trị hơn’. Do đó bạn thấy rõ ràng rằng anh ta hy vọng số người chết có thể… tăng cao hơn. Một người mong muốn số người chết tăng cao quả thực đã phản ánh khuynh hướng phản xã hội trong nhân phẩm anh ta.

Giám đốc Kỹ thuật Charlie Chester của hãng tin CNN trong đoạn video “Vạch trần CNN” (ExposeCNN) của Project Veritas, đăng ngày 13/4/2021 (ảnh chụp màn hình từ trang web của Project Veritas).

‘Điện thoại đỏ’ từ CEO Jeff Zucker của CNN: “…hãy nhanh chóng để số người chết lên bảng tin”

Tiếp theo, có một chỗ rất quan trọng mà anh ta nhắc tới. Đó là ‘Special red phone’. Tôi cảm thấy từ này rất có ý nghĩa. Mọi người biết rằng, ở Trung Quốc nếu làm đến chức Uỷ viên Trung ương đảng trở lên, bạn sẽ có một chiếc điện thoại màu đỏ gọi là Hồng cơ tử – 紅機子. Mọi người ở Trung Quốc đại lục đều biết điều này. Charlie Chester nói ở CNN cũng có ‘điện thoại đỏ’ này. Người gọi đến chiếc điện thoại này là CEO Jeff Zucker của CNN

Anh ta nói thêm, nếu chiếc điện thoại đỏ này reo, nhân viên sẽ nhấc máy. Rốt cuộc Jeff Zucker sẽ nói gì? Mọi người cùng xem Charlie Chester chia sẻ: ‘Khi Jeff Zucker gọi đến, ông ấy nói: “Chương trình của các anh hôm nay thật quá nhàm chán, nó không lôi kéo được tôi xem. Cho nên hiện tại hãy nhanh chóng để số người chết lên bảng tin [CNN], đây mới là điều hấp dẫn nhất của chúng ta”. 

CNN Không có cái gọi là công bằng chính trực trong đưa tin’

Tiếp đến, Charlie Chester nói về vấn đề sự công chính trong việc đưa tin của CNN. Anh ta chủ động thừa nhận: “Ở CNN căn bản không tồn tại cái gọi là công bằng chính trực trong việc đưa tin. Bất cứ phóng viên (ký giả) nào của CNN, trên thực tế, họ nói với người được phỏng vấn là người ấy nên nói điều gì”. Do đó mọi người thấy rằng, có lúc dường như người được phỏng vấn trên CNN là học giả, chuyên gia v.v.. họ đang nói về những chuyện liên quan đến lĩnh vực của họ, nhưng kỳ thực căn bản không phải vậy. Trên thực tế, với những người trước khi được CNN phỏng vấn, phóng viên của CNN đã bảo với họ là nên nói những gì rồi, do đó những điều họ nói không phải là ý kiến của họ, lời nói của họ thực ra là lời của CNN muốn họ nói.

Mọi người đã thấy anh ta nói gì chưa? Anh ta nói: “Phải để bọn họ [chuyên gia, học giả] dẫn dắt người xem đến phương hướng mà chúng tôi muốn. Thậm chí trước khi họ mở miệng, chúng tôi đã dẫn dắt họ đến những điều hoặc phương hướng mà chúng tôi muốn rồi”. 

Tiếp theo, anh ấy nói về người được chọn phỏng vấn: “Người mà chúng tôi cho phép lên sóng, người được phỏng vấn tuyệt đại đa số đều đã được kiểm chứng. Những người này sẽ cắn câu”. ‘Cắn câu’ chính là CNN muốn họ làm như thế nào, CNN chỉ cần ra ám hiệu, họ sẽ đi theo hướng đó. Chỉ có những người được ‘kiểm chứng’ như vậy mới có thể lên sóng CNN.

 Lời nói của CNN thực ra là miệng lưỡi của cánh tả

Mọi người có thể thấy phỏng vấn của CNN, nó không phải là kiến nghị thực sự của chuyên gia, cũng không phải là tiếng nói khác nhau của cánh tả hay cánh hữu để cho người xem nghe, mà nó thực sự là công cụ cố ý tẩy não. Tất cả những người phát biểu trên CNN, bao gồm cả những người được phỏng vấn trên đó, những lời họ nói là những lời CNN muốn họ nói. 

Ở đây có chút gì đó giống với tại Trung Quốc đại lục, khi phỏng vấn một người trên đường, bên cạnh người mang máy quay phim là phóng viên, phóng viên vừa nói vừa cầm theo tờ giấy. Họ thực sự hỏi bạn một câu, nhưng thực ra họ không cho bạn trả lời. Họ cầm tờ giấy phía sau ống kính, đây, bạn chỉ cần đọc lên thôi.

CNN ở đây không làm quá như ở Trung Quốc đại lục, nhưng về mặt ý tưởng thì giống nhau. Cho nên trong bài bình luận hôm qua, CNN đã tìm những người được gọi là chuyên gia y học để thảo luận về hệ thống thần kinh của ông Trump bị thương tổn như thế nào. Kỳ thực, sự việc họ nói về ông Trump không đúng chút nào, chỉ là thảo luận một cách giả tạo hoặc là lừa dối công chúng một cách cố ý. 

Do đó, sau này chúng ta xem CNN chính là nên ôm giữ thái độ giống như các đài truyền hình trung ương (ở Mỹ), chúng ta biết rằng những người được gọi là ‘chuyên gia’ chẳng qua chỉ là miệng lưỡi của cánh tả mà thôi.

Có nhóm người mong ‘cháy nhà để ra hôi của’

Còn vấn đề nữa từ câu chuyện Giám đốc Kỹ thuật Charlie Chester của CNN, anh ta nói về tỷ lệ người xem (rating), không biết mọi người có loại cảm giác như thế này không? Đó là một số người, họ không hy vọng tai nạn [hay dịch bệnh] qua đi, có một số người thì ‘đục nước béo cò’, ‘nhân cháy nhà ra hôi của’.

Mọi người biết rằng ở Trung Quốc có bộ phận duy trì ổn định xã hội. Theo cách nghĩ thông thường, thì xã hội càng ổn định mới là càng có thành tích. Bạn phụ trách duy trì ổn định đến độ không xuất hiện hỗn loạn, thì công việc của bạn mới có thành tích. Nhưng thực tế không như vậy. Bộ phận duy trì ổn định xã hội ấy, họ hy vọng xã hội… càng loạn càng tốt. Bởi vì xã hội càng loạn, họ càng được xem trọng, họ có thể nhận được nhiều tiền, nhận được nhiều tài nguyên từ xã hội hơn, có thể chiêu mộ nhiều người hơn để khuếch trương cơ cấu cán bộ v.v. 

Nếu bạn xuất phát từ góc độ như thế, bạn sẽ biết rằng ở nước Mỹ nhất định có một nhóm người như vậy, vì để tỷ lệ người xem cao, hoặc vì mục đích này khác, họ không mong muốn tai nạn tai hoạ hay dịch bệnh qua đi. Đặc biệt là có một số người được gọi là ‘giới ngôi sao’ [hoặc tinh hoa], họ thực sự không muốn tai hoạ này qua đi.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

>> Xem loạt bài của GS Chương Thiên Lượng

Bình luận về bài viết này