PHẠM TÂY SƠN (Phạm đình Tuấn)

TỔ QUỐC VIỆT NAM – DANH DỰ – ĐỒNG BÀO TRÊN HẾT Thông tin để khai trí và phát triển.

-VÀI Ý KIẾN VỀ CÔNG HÀM 1958.

Posted by phamtayson trên 24/05/2014


https://i0.wp.com/dannews.info/wp-content/uploads/2014/05/aa-300x242.jpg

Hình chép trên Net

Phạm đình Tấn

Tôi không đủ kiến thức và trình độ để bàn về “CÔNG HÀM 1958” của Ông TT VNDCCH gởi cho Ông Chu ân Lai, TT của Trung cộng- Tôi dẫn ra đây từ nhiều nguồn để Bà con tham khảo.(Ở sau) – Nhưng dù sao cũng là con dân của Quốc gia Việt nam,sống ở đây, chết ở đây nên có vài ý nêu lên trong tình hình hiện nay của Tổ quốc VN.

Nhưng về việc gọi tên cái văn bản này, người thì gọi CÔNG HÀM,kẻ thì gọi CÔNG THƯ, không hiểu là về mặt chữ nghĩa và tổ chức chính phủ của một quốc gia,tên gọi nào đúng,tên gọi nào sai,mà phần nhiều người VN nói dùng CÔNG  HÀM  là sai.

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a5/1958_diplomatic_note_from_phamvandong_to_zhouenlai.jpg/220px-1958_diplomatic_note_from_phamvandong_to_zhouenlai.jpg

Thứ nữa, trong Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Quốc vụ viện Trung cộng là :

-“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

-(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Quần đảo Tây sa tức là HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM  –  Nam sa tức là TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM.

Mà Công hàm(Công thư) của TT nước VNDCCH viết:

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển

Vậy thì văn bản và câu chữ của Công hàm có XÁC NHẬN những câu chữ trong tuyên bố???

Vì muốn Trung cộng chi viện và giúp đỡ để “giải phóng” Miên nam mà Ông TT VNDCCH mới có cái Văn bản tai quái này,ảnh hưởng,gây tranh cãi…đến 50 năm sau.

Lúc đó, Trung cộng lại lần nữa nã pháo tấn công đảo Kim môn của Đài loan, nên TT Eisenhower của Mỹ mới ra lệnh cho tàu chiến của Mỹ bảo vệ đường tiếp tế của Đài loan cho  hai đảo Kim môn và Mã tổ, việc này là do có Hiệp ước phòng thủ hổ tương giữa Mỹ và Đài loan. Cho nên ngày 4/9/1958 QVV Trung cộng mới ra cái Tuyên bố về lãnh hải để xác định và cho Mỹ biết hòng không xâm phạm biển của Trung cộng.

Chỉ 10 ngày sau thì VNDCCH “đồng thuận” để mong Trung cộng bảo vệ Biển của VN (Vịnh Bắc bộ)- Có những tài liệu nói là ngày 4/8/1958 là QVV TC họp, đến ngày 9/8/1958 mới công bố.

Đến khi TC tấn công chiếm toàn bộ Hoàng sa , VNCH kêu gọi VNDCCH cùng lên tiếng phản đối Trung cộng thì VNDCCH im thin thít!

Nay đến hồi Trung cộng trở mặt (mà đã nhiều lần) mới la làng, mất mẹ nó 16 vàng 4 tốt, tình hữu nghị bền chặt,bên nây biên giới là nhà-bên kia biên giới cũng là anh em, không ai tốt hơn Trung cộng và cùng chung “ý thức hệ”…..- Một Quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù yếu hay mạnh, dù nghèo hay giàu thì cũng là một thực thể hiện diện trên Trái đất này cùng với những Quốc gia khác , những người cầm quyền của Quốc gia đó, từ ăn nói cho đến mọi hành vi cử chỉ liên quan tới Quốc gia đối với cộng đồng Thế giới phải cẩn thận để không làm Quốc gia của mình bị hạ giá trị dưới mắt cộng đồng Thế giới, phải có tự ái Dân tộc mới có thể phát triển được-

Trên thế giới, không làm gì có kể thù vĩnh viến hay là bạn (chí cốt, bạn vàng…) muôn năm, mà phải giao tiếp ăn nói cho lịch sự (không bợ đỡ, ăn theo, quì lụy, xưng tụng lời hoa mỹ …) với tất cả các Quốc gia khác- Cứ những lời xưng tụng nói hoài đến nhàm chán với một Quốc gia khác thì nhẹ Quốc thể lắm vậy.

_______________________________________________________________

công hàm  – d. Công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác. Trao đổi công hàm giữa hai nước.  –(http://vi.oldict.com/c%C3%B4ng+h%C3%A0m/)

__________________________________________________________________

Wikipedia

Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một bức thư do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 09 năm 1958[1

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.[2]

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo “Nhân Dân”.

*******************************************************************************************

TUYÊN BỐ NGÀY 4/9/1958 CỦA CP TRUNG QUỐC VỀ LÃNH HẢI

DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)The People’s Republic of China hereby announces:(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.(2) The straight lines linking each basic point at the mainland’s coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China’s territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China’s inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China’s inland sea islands.

(3) Without the permit of the government of the People’s Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China’s territorial sea and the sky above the territorial sea.

Any foreign vessel sailing in China’s territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People’s Republic of China.

(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.

Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People’s Republic of China’s territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People’s Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China’s internal affairs which should not be interfered by any foreign country.

Trích từ nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

***  Chép từ nguồn :http://bshuy1969.blogspot.com/2011/07/tuyen-bo-ngay-491958-cua-cp-trung-quoc.html

***************************************************************************

Giá trị pháp lý công hàm của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng?

Tin tức trong nước cho hay vào ngày 14.9 này Trung Quốc sẽ họp báo để công bố công hàm 1958 của cựu TT Phạm Văn Đồng liên quan tới chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Văn bản này đã có những giá trị gì vào thời điểm nó được đưa ra và hiện nay nó còn giá trị nào không?
Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An, RFA
2008-09-14
hoang-sa-305.jpg

Biểu tình của sinh viên VN ở Sài Gòn ngày 16.12.2007 chống Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa & Trường Sa.

Photo courtesy of Blog OnlyU

 

Biên tập viên Nguyễn An đã đề nghị luật sư Trần Thanh Hiệp, tốt nghiệp cao đẳng công pháp và chính trị học tại đại học Pháp và hiện đang là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền trụ sở đặt tại Paris trả lời.

Sau đây là cuộc trao đổi giữa Nguyễn An và Luật sư Hiệp. Cũng xin được nhắc rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do, và chúng tôi mong quý thính giả đóng góp thêm ý kiến. 

Giá trị pháp lý

Nguyễn An: Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp. Tin tức trong nước nói là tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội dự trù ngày chủ nhật 14 tháng 9 này sẽ tổ chức họp báo chính thức công bố công hàm của cố Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Phạm Văn Đồng ký cách đây đúng 50 năm, nội dung tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.  Là một người chuyên nghiên cứu công pháp quốc tế và cũng là luật sư từng hành nghề tại Pháp và Việt Nam Cộng Hoà trước đây, ông nhận định thế nào về mục đích của Trung Quốc trên phương diện pháp lý?

 

Nội dung của bản văn gọi là công hàm ấy không hề nói gì tới việc chính quyền cộng sản Việt Nam vào thời điểm 14 tháng 9 năm 1956 công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa mà chỉ muốn thông báo cho Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc biết rằng phía Việt Nam cộng sản tán thành việc Trung Quốc “tuyên bố lãnh hải của mình là 12 dặm và Nhà Nước Việt Nam sẽ triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

LS Trần Thanh Hiệp

Trần Thanh Hiệp: Tôi hiện không có đủ tài liệu trong tay để nhận định thật chính xác về mục đính của phía Trung Quốc nên, để trả lời câu hỏi của ông Nguyễn An. Tôi chỉ có thể đưa ra hai giả thuyết.

Hoặc là Trung Quốc có được những yếu tố mới nào đó liên quan đến công hàm ngày 14.09.1958 của cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nên muốn công bố để làm tăng thêm tính thuyết phục của hệ thống lý luận chứng minh rằng chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

Trái lại, trường hợp chính quyền Bắc Kinh không có yếu tố mới nào để trưng ra thì công hàm Phạm Văn Đồng sẽ vẫn chỉ là một sử liệu thứ yếu bổ trợ cho hệ thống bằng cớ đã được Trung Quốc viện dẫn từ nhiều năm nay trong suốt quá trình tranh chấp giữa hai nước để bảo vệ cho quan điểm coi hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Sự thật ra sao, tôi tưởng phải chờ cuộc họp báo dự đoán vào ngày 14 tháng 9 sắp tới mới biết rõ được.

Nguyễn An:  Nếu chỉ căn cứ vào công hàm của ông Phạm văn Đồng, thì lập luận của Trung Quốc có vững chắc về mặt pháp lý không?

Trần Thanh Hiệp: Nếu chỉ bàn riêng về giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng thì sự khẳng định của Bắc Kinh rất khiên cưỡng nên chỉ là một sự khẳng định suông, không dựa được vào một cơ sở pháp lý nào thử hỏi làm sao có thể vững chắc được. Tuy đã rất rõ như thế, không cần phải bàn gì nhiều nữa nhưng tôi cũng xin khai triển thêm để đánh tan mọi nghi ngờ.

Trước hết, nội dung của bản văn gọi là công hàm ấy không hề nói gì tới việc chính quyền cộng sản Việt Nam vào thời điểm 14 tháng 9 năm 1956 công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa mà chỉ muốn thông báo cho Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc biết rằng phía Việt Nam cộng sản tán thành việc Trung Quốc “tuyên bố lãnh hải của mình là 12 dặm và Nhà Nước Việt Nam sẽ triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Lời tuyên bố ngoại giao này không có hiệu lực pháp lý ràng buộc của môt hiệp ước chuyển nhượng bởi lẽ rất giản dị là không hề có một hiệp ước đã được ký kết giữa hai bên. Mặt khác nếu có muốn cho rằng người ký công hàm với tư cách Thủ Tướng đã có lời cam kết thì sự cam kết này cũng không có giá trị. Chính quyền miền Bắc không thể tự quyền nhân danh chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam để công nhận  phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà là Trường Sa cho Trung Quốc.

Chính quyền cộng sản miền Bắc không có thẩm quyền về lãnh thổ này để công nhận do đó nó không thể có bất cứ hậu quả pháp lý nào đối với chủ quyền của quần đảo ấy. Bởi vậy cho nên Trung Quốc tuy có viện dẫn công hàm ngoại giao 1958 của Phạm Văn Đồng nhưng đã đưa ra một loạt bằng chứng khác đủ loại, từ lich sử qua pháp lý đến văn hoá, hành chánh để chứng minh cho tư cách người có chủ quyền trên Trường Sa.

Vai trò của Tòa Án Quốc Tế

Nguyễn An: Từ năm 1958 đến nay đã có biết bao nhiêu thay đổi nhưng người ta có thể cho rằng CHXHCNVN là nước kế tục của VNDCVH và VNCH. Vậy xin hỏi bức công hàm của Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Phạm Văn Đồng có giá trị ràng buộc các chính quyền kế tục nó trên lập trường nhất quán của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay không?

 

Chính quyền miền Bắc không thể tự quyền nhân danh chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam để công nhận  phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hoà là Trường Sa cho Trung Quốc.

LS Trần Thanh Hiệp

Trần Thanh Hiệp: Theo tôi không thể có ràng buộc nào đối với CHXHCNVN cũng như đối với VNCH. Vẫn biết rằng VNDCCH hay CHXHCNVN cũng chỉ là hai hình thức cầm quyền của Đảng cộng sản nhưng công hàm Phạm Văn Đồng không thể ràng buộc gì CHXHCNVN vì tự bản thân nó công hàm này không có hiệu lực gì để ràng buộc cả. Đó là đứng về mặt pháp lý mà nói.

Còn về mặt chính trị liệu có sự ràng buộc nào hay không thì tôi không bàn vì đó là quan hệ giữa hai đảng cộng sản, và giả thử như Hà Nội vẫn còn phải ràng buộc với Bắc Kinh vì tình đoàn kết chiến đấu thì nhân dân Việt Nam trong mọi trường hợp không thể bị ràng buộc với Trung Quốc là kẻ xâm lăng được. Còn đối với VNCH thì chính quyền này có cam kết gì với Trung Quốc đâu mà bị ràng buộc?

Nguyễn An: Giả sử trong tương lai, cuộc tranh chấp lãnh thổ lãnh hải này giữa Trung Quốc và Việt Nam được đưa ra trước tòa án quốc tế, thì luật sư thấy có luận cứ nào để biện hộ cho sự bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam  không?

Trần Thanh Hiệp: Cứ theo hiện trạng của hồ sơ vụ tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa thì chúng ta có những luận cứ vững chắc, nhất là về mặt pháp lý để chứng minh rằng chủ quyền trên hai quần đảo này thuộc về dân tộc Việt Nam. Những luận cứ ấy không đơn giản nên không thể trình bày rành rọt trong một vài câu một vài đoạn được.

Nói chung nếu vụ tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa được đưa ra giải quyết theo đường lối quốc tế thì vì có Luật Biển nên sẽ khó có thể có giải pháp tranh tụng mà chỉ có giải pháp trọng tài. Trong trường hợp này theo tôi chúng ta sẽ có đầy đủ lý lẽ để một mặt bác bỏ tất cả các luận cứ của Trung Quốc và mặt khác xác định với bằng chứng vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.

************************************************************************

Giá trị và hiệu lực pháp lý công hàm của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng?

Mấy ngày gần đây công luận người Việt trong và ngoài nứơc bàn tán một số vấn đề liên quan vụ nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1958 viết một công hàm thừa nhận tuyên cáo chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
Nhã Trân, phóng viên đài RFA
2008-09-11
VietnamChinaSeaDispute305.png

Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Biển Đông.

Graphic: RFA

Nhân 50 năm công hàm gây nhiều tranh cãi này ra đời, mời quý vị theo dõi bài viết liên quan của  biên tập viên Nhã Trân sau đây.

Phản đối nhượng lãnh hải cho Trung Quốc

Từ thượng tuần tháng này nhiều trang mạng lên tiếng kêu gọi hội luận Paltalk, biểu tình, rải truyền đơn phản đối công hàm của cựu thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đưa ra đúng nửa thế kỷ trước.

Các thông tin cho thấy có thể có nhiều cuộc xuống đường sẽ diễn ra ở nhiều lãnh sự quán Việt Nam và Trung Quốc, nhằm phản kháng giá trị bản công hàm này.

Công hàm này, đăng trên báo Nhân Dân, Ngày 22 Tháng Chín Năm 1958, ghi nhận và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trên hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, đã khiến những người dân Việt tha thiết với lãnh thổ, lãnh hải của đất nước phải quan tâm và phẫn nộ.

Công luận mạnh mẽ chỉ trích về việc chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mà ông  Phạm Văn Đồng là thủ tướng và cũng là người ký tên vào văn thư, tán thành bản tuyên bố Ngày 4 Tháng Chín, 1958 của Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Công hàm của cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng, một văn thư ngọai giao được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang cần hậu thuẫn của đồng minh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Điều đáng nói là khi ấy phần lãnh hải mà văn thư này tán thành chủ quyền của Hoa Lục đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm cả hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, và các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ – lãnh hải không phải do hành pháp, không phải do thủ tướng mà là do nhân dân và nhân dân là do quốc hội đại diện thì quốc hội lên tiếng chứ không phải thủ tướng lên tiếng. Thủ tướng không có quyền lên tiếng.

 

Giá trị và Hiệu lực pháp lý?

Công hàm của ông Phạm Văn Đồng, vì vậy, có giá trị và hiệu lực pháp lý hay không?  Để tìm câu trả lời chính xác chúng tôi trao đổi với một vị luật gia kỳ cựu về lãnh vực công pháp quốc tế.  Vị luật gia không muốn nêu danh, hiện ngụ tại bang California, khẳng định công hàm này không có hiệu lực, và giải thích lý do:

“Thực ra đây là việc vớ vẩn bởi vì về pháp lý Năm 1958 đâu có giá trị, chính thể đó sai rồi, bây giờ càng sai nữa. Cái đó là vô hiệu. Nếu năm 1958 không được rồi, bây giờ không được nữa. Đó là vấn đề pháp lý.

Nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ – lãnh hải không phải do hành pháp, không phải do thủ tướng mà là do nhân dân và nhân dân là do quốc hội đại diện thì quốc hội lên tiếng chứ không phải thủ tướng lên tiếng. Thủ tướng không có quyền lên tiếng.”

Kể từ Năm 1958 đến nay, sau khi cựu thủ tướng Việt Nam công khai văn thư ngọai giao tán thành quyết định của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc, Hoa Lục đã hơn một lần công bố những tài liệu nhằm hậu thuẫn cho tuyên bố của họ về chủ quyền trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, như hồi Năm 1979.

Và từ Năm 2002 đến nay Bắc Kinh không ngừng ký những hiệp ứơc cộng tác hòa bình với các nước khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, vấn đề chủ quyền lãnh hải trong vùng Biển Nam Hải, trong đó bao gồm Hòang Sa và Trừơng Sa, vẫn thường xuyên là đề tài tranh chấp giữa các nước liên quan.

Vị luật gia ẩn danh cho biết công hàm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do ông Đồng ký với tư cách thủ tướng, sẽ không có hiệu lực nào vì thiếu tính pháp lý.  Tuy nhiên, lên tiếng bác bỏ văn thư này là điều không dư thừa, và cũng là nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam:

“Bây giờ nó cứ làm như tằm ăn rổi nó lấy hết của mình. Thứ nhất về yếu tố vì dân, thứ hai là quốc hội. Quốc hội Việt nam phải bác bỏ cái đó.”

Có dư luận nhắc lại rằng thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công bố văn thư ngọai giao này nhằm yểm trợ Trung Hoa trong bối cảnh Mỹ trở thành mối đe dọa của nước này với các họat động của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ trên eo biển Đài Loan thời gian đó, và văn thư này cũng không hề xác nhận cụ thể chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hòang Sa – Trường Sa.

Trung Quốc có dám bắt nạt các nước khác không? Không! Tại sao? Bởi vì hàng triệu người sẽ biểu tình. Đối với Việt Nam, vì chỉ có độ mấy chục người biểu tình, tại vì chính phủ Việt Nam đàn áp cả sinh viên…

Trách nhiệm của chính quyền

Dù vậy, trước tình trạng Bắc Kinh ngày càng ra gia tăng nỗ lực tranh giành lãnh hải hiện nay bằng cả đường lối ngọai giao lẫn quân sự, vừa đàm vừa đe tòan thể các nước khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam cần có thái độ nào để bảo tòan chủ quyền trên Hòang Sa và Trường Sa, nói rộng hơn là trên tòan lãnh hải của mình?

Phải chăng đã đến lúc Việt Nam cần thức tỉnh để kịp thời nhận ra những sức mạnh cần thiết nếu không muốn mất dần tấc đất tấc biển của tổ quốc, và biết đâu còn có thể mất mát thêm những điều khác?  Vị luật gia khẳng định:

“Trung Quốc có dám bắt nạt Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia không? Không! Tại sao? Bởi vì hàng triệu người sẽ biểu tình. Đối với Việt Nam thì lại dám làm, vì chỉ có độ mấy chục người biểu tình, tại vì chính phủ Việt Nam đàn áp cả sinh viên. Chính phủ cộng sản Việt Nam nô lệ. Chứ nếu hàng triệu người biểu tình ngay lập tức thì không bao gi nó dám làm cả.”

50 năm đã qua kể từ khi công hàm của ông Phạm Văn Đồng được đưa ra, gây nhiều tranh luận và quan ngại cho những người quan tâm đến lãnh hải của đất nước.

Hành động cụ thể để công khai sự vô giá trị và hiệu lực pháp lý của văn thư ngọai giao này, cũng như tôn trọng sự quan tâm và thái độ bày tỏ của quần chúng trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, phải chăng là cách hành sử đúng đắn nhất của giới thẩm quyền có trách nhiệm?

Một bình luận to “-VÀI Ý KIẾN VỀ CÔNG HÀM 1958.”

  1. […] cho “ăn theo” à – Bà con nào chưa đọc kỹ cả mớ thì xem lại TẠI ĐÂY.    Có văn  bản tiếng Anh và ý kiến của người […]

Bình luận về bài viết này