Trích : Thế mới thấy, việc sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu thực tế đã được diễn ra, và nếu không cho phá sản ngân hàng, thì chẳng còn cách nào khác. Nhưng kể cả khi cho phá sản ngân hàng, trong khi Chính phủ vẫn đảm bảo toàn bộ quyền lợi của người gửi tiền, thì cũng chẳng có gì khác mấy so với việc sử dụng ngân sách ngay từ đầu để xử lý nợ xấu. Có chăng, hệ thống ngân hàng chỉ “nhẽ nhõm” đi phần nào.
-Ngân sách là tiền thuế của người dân, Nợ mà Xấu thì sớm muộn gì nó biến mất, ai trả lời Nợ Xấu kinh như thế từ đâu có, những khoảng tiền hàng ngàn và hàng chục ngàn tỉ mà báo chí đưa tin gọi là “thất thoát” – nó thoát ngõ nào, nó đi đâu (đành rằng làm ăn thì có lỗ lời, mà lỗ quá đến gần bằng vốn thì ngưng kinh doanh ngay chớ)… Giờ thì bắt Dân chịu, vậy thì Nhân dân ta xin làm đấy tớ cho nó sướng cái thân – Hễ gặp mấy tin này nhớ liền câu nói của Ông cựu CT Nguyễn minh Triết khi còn tại vị : “thấy tiền nhiều quá, thò tay lấy xài, xài rồi quên trả”.
VNFinance
12-11-2016

Nợ xấu đang do ai gánh?
(VNF) – “Ai gánh nợ xấu?” vẫn là câu hỏi nhức nhối với giới ngân hàng và với cả nền kinh tế.
Theo báo cáo đánh giá tổng quan thị trường tài chính năm 2016 do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố ngày 10/11, đã có khoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý trong năm 2016. Trong số đó, bán nợ cho VAMC chiếm khoảng 21%, xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, thu hồi nợ từ khách hàng và bán tài sản đảm bảo chiếm 52,4%.
Tuy nhiên, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng thẳng thắn thừa nhận, khối lượng nợ xấu vẫn còn rất lớn. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo hiện vẫn ở mức 2,8%, trong khi nợ xấu bán cho VAMC chiếm khoảng 4,4% tổng dư nợ tín dụng.
Đó là chưa kể các khoản nợ được cơ cấu lại và các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong các khoản phải thu và lãi dự thu chưa được các ngân hàng ghi nhận một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Đọc tiếp »