“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Theo truyền thống, cường quốc đang trỗi dậy thách thức cường quốc đang giữ vị trí bá quyền, nhưng suy yếu: có thể biết trước kết quả. Nhưng kết quả của cuộc chiến hiện nay giữa Trung Quốc và Mĩ thì không thế, vì sức mạnh của cả bên đang khao khát vị trí bá quyền lẫn bên đang giữ vị trí đó đều đang bị xói mòn – mặc dù xói mòn theo những cách khác nhau. Đọc tiếp »
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
Karl Marx 1818-1883
Bãi bỏ sở hữu tư nhânTrong tất cả các loài động vật sống thành bày đàn/xã hội, chỉ có ba loài là ong, kiến, mối là toàn tâm toàn ý, sống chết với đàn mà thôi. Các thành viên của những loài động vật sống thành bày khác như trâu rừng, linh dương đầu bò, chó sói, sư tử… tuy sống trong đàn, nhưng vẫn giữ cho mình mức độ độc lập nhất định, thậm chí nếu bị con đầu đàn o ép quá thì có thể bỏ đi. Loài người cũng như thế. Không có người nào muốn để cho người khác chi phối hoàn toàn cuộc sống của mình. Chỉ có một khác biệt: con người không thể bỏ xã hội, con người giữ độc lập bằng cách có sở hữu riêng. Đấy là lý do câu châm ngôn của người Anh: “Nhà tôi là pháo đài của tôi”. Đọc tiếp »
Khi người Mỹ bước vào năm 2018, tôi thấy nhiều bài báo viết về các giải pháp cho năm mới. Nhưng, trong khi tôi thấy rất nhiều mâu thuẫn giữa các giải pháp của mỗi người nhằm làm những điều tốt cho người khác và các giải pháp chính trị nhằm làm hại người khác để xây dựng tổ ấm của chính mình, tôi không tìm thấy nhiều điều đủ sức cải thiện cả hành vi cá nhân lẫn hành vi chính trị của người Mỹ. Đấy là lý do vì sao tôi chợt nghĩ rằng có lẽ cái chúng ta cần là một số giải pháp của những năm xưa cũ để tự nhắc mình về sự khôn ngoan mà chúng ta thường quên. Đọc tiếp »
Cần phải hiểu Lực lượng 47 như là một phần của thách thức rộng lớn hơn đối với chế độ và những lựa chọn hạn chế mà chế độ đang có.
Quân đội Nhân dân Việt Nam chính thức công nhận Lực lượng 47 tác chiến trên không gian mạng đã gây ra cuộc tranh luận và chỉ trích gay gắt trong thời gian gần đây không chỉ trên bình diện quốc tế mà cả ở trong nước. Đọc tiếp »
Trong khi nhiều nước trên thế giới tìm cách sửa chữa những bất công về xã hội và chính trị mà quá khứ để lại thì nước Nga hướng về những bạo chúa, xây dựng tượng tượng đài vinh danh những nhà cai trị độc tài tàn bạo nhất. Đằng sau hiện tượng này là xu hướng bảo thủ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tìm cách đưa nền chính trị Nga trở về thời Trung Cổ. Đọc tiếp »
Từ giữa tháng 11, Bắc Kinh đã và đang đuổi hàng ngàn công nhân di cư ra khỏi nhà mà họ đang thuê để tiến hành chiến dịch phá dỡ của thành phố. Việc đuổi nhiều người ra khỏi nhà đã làm bùng lên lên cơn thịnh nộ ở trong nước và thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông toàn cầu.
Sức mạnh đang gia tăng không phải là lời giải thích tốt nhất cho những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
** Các cấu trúc của Trung Quốc và đường băng trên Mặt rạn đá ngầm Subi ở Quần đảo Trường Sa được nhìn thấy từ một chiếc máy bay vận tải C-130 Phi Luật Tân Không quân Phi Luật Tân (April 21, 2017).-Image Credit: Francis Malasig/Pool Photo via AP
“Sự hung hăng của Trung Quốc” đã trở thành một cụm từ đáng hổ thẹn – nó thường xuyên được các phương tiện truyền thông, các học giả và các chính trị gia sử dụng, tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu nào giải thích rõ ý nghĩa của khái niệm này. Tình huống tương tự cũng xảy ra khi nói về sức mạnh của Trung Quốc. Mặc dù, nói chung, nhiều người cho rằng “Trung Quốc đang ngóc đầu dậy”, có quá ít công trình nghiên cứu một cách toàn diện, nghiêm cẩn và hệ thống về sức mạnh của Trung Quốc. Đọc tiếp »
Quan từ dân mà ra, dân trí thấp thì quan trí không thể cao, người làm quan mà không có kiến thức (trí thấp) thì không muốn dân trí cao, tức là thì hành chính sách ngu dân cho dễ trị. Đấy là hai mặt của một đồng tiền, hai mặt này tương ứng, tương đồng với nhau, không thể mặt này to, mặt kia nhỏ được. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, quan trí thấp, dân trí thấp đồng nghĩa với nghèo đói và bị khinh bỉ. Không lẽ cứ luẩn quẩn mãi trong cái vòng nhân quả dân trí&quan trí thấp? Đọc tiếp »
Hồi mới vào đại học thấy mấy anh lớn tuổi trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bắng kĩ sư của một người đấy… Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao… Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán. Cụ Đinh Đức Thiện ơi, kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết. Đọc tiếp »
Chuẩn bị cho một giai đoạn mới và đầy nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.
Ngày 25 tháng 2 năm 1956, trong một phiên họp kín của Đại hội Đảng XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, Thủ tướng Liên Xô, Nikita Khrushchev, đã đọc “Diễn văn bí mật” nhằm tố cáo Stalin và tệ sung bái cá nhân ông ta. Cơn chấn động chính trị do thái độ nghi ngờ học thuyết Cộng sản gây ra đã vượt qua biên giới Liên Xô và tới được Bắc Kinh, và nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông, đã đáp lại bằng lời mời mọi người phê bình (“Trăm hoa đua nở”), với mục đích tăng gấp đôi việc đàn áp không ngừng kẻ thù bên trong và cách mạng không ngừng nghỉ. Trong quá trình tìm kiếm bước đột phá mang tính chiến lược, Mao bắt tay thực hiện Đại nhảy vọt – chương trình kinh tế sâu rộng, kinh hoàng, có mục đích là vượt qua những thành tựu của nền công nghiệp phương Tây trong giai đoạn ngắn (trong một vụ nổ “big bang”). Đọc tiếp »
Vụ tràn hóa chất tàn phá bờ biển miền Trung Việt Nam hồi năm ngoái đã gây ra thêm một tai nạn nữa: Thứ hai vừa qua, một blogger 22 tuổi bị kết án bảy năm tù giam vì đăng tải các bài viết về thảm họa này.
Ghi chú ảnh: Nguyễn Văn Hòa tại phiên xử tại Hà Tĩnh, Việt Nam, hôm thứ Hai. Ông bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước vì đã làm các đoạn băng video và viết về các cuộc biểu tình phản đối thảm họa môi trường.
Trong 11 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump không làm được như đã nói – trên nhiều mặt trận khác nhau. Nhưng các chính phủ trên thế giới, và đặc biệt là ở châu Á và châu Âu, sẽ nhầm khi cho rằng ông ta sẽ không theo đuổi chương trình thương mại “Nước Mỹ trên hết” như đã hứa. Đọc tiếp »
Kết quả của chuyến viếng thăm lama người ta bất ngờ. Trung Quốc đã dành cho Trump sự tiếp đón nồng hậu, ở mức đặc biệt, một “khách mời danh dự”. Chào đón quả thật rất nồng hậu, diễn ra trong suốt một ngày trong lâu đài cổ, nằm trong Danh sách Di sản Thế giới.
Hơn nữa, Tập Cận Bình, khi đề cập tới về vấn đề mất cân bằng thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, đã nói: “hai nước đã ký một thỏa thuận thương mại trên 250 tỷ USD và các thỏa thuận về đầu tư”. Trung Quốc đã thết Mỹ một bữa tiệc thịnh soạn bằng lời hứa sẽ mua của Mỹ số hàng hóa 253,5 tỷ USD, trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp chế biến.
Kỉ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik cũng là lúc suy nghĩ về những bài học mà chúng ta rút ra được từ thực tiễn của cuộc cách mạng này.
Ngày 7 tháng 11 là kỷ niệm 100 năm ngày những người Bolshevik cướp được chính quyền, dẫn tới việc thành lập chế độ cộng sản ở Nga và cuối cùng là ở nhiều nước khác trên thế giới. Đó là thời điểm thích hợp để cùng nhớ lại làn sóng đàn áp, những hành động bạo ngước và giết người hàng loạt mà các chế độ cộng sản đã gây ra trên khắp thế giới. Trong khi các nhà sử học và những người khác ghi lại được nhiều hành động tàn bạo của cộng sản, phần lớn công chúng vẫn không nhận thức được quy mô to lớn của chúng. Đây cũng là lúc suy nghĩ về những bài học mà chúng ta có thể rút ra được từ giai đoạn lịch sử khủng khiếp này. Đọc tiếp »
1. Lịch sử nhân loại là lịch sử của quá trình vươn tới tự do, vươn tới tình trạng ngày càng tự do hơn. Không cần đọc lịch sử, cũng chẳng cần đọc triết học cũng có thể cảm nhận được điều này. Có thể nói, hiện nay những người trên bốn mươi tuổi ở nước ta đều cảm thấy chân trời tự do ngày càng mở rộng ngay trước mắt mình, làn gió tự do đang mơn man ngay trên da thịt mình, tuy chân trời tự do chưa thật rộng và làn gió tư do chưa đủ mạnh như một số người mong muốn. Đọc tiếp »
Tất cả chúng ta đều biết Marx muốn xóa bỏ tư hữu, nhưng ông còn rất thẳng thắn khi nói về việc muốn xóa bỏ năm thứ sau đây nữa.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Tuyên ngôn Cộng sản là tính trung thực của nó.
Karl Marx có thể không phải là một cực kì tốt, nhưng ông là người ngay thẳng khi nói về mục đích của chủ nghĩa cộng sản. Có thể khẳng định rằng thái độ quyết liệt như thế đã ăn sâu vào tâm lý của những người cộng sản. Đọc tiếp »
Đây là học thuyết nói rằng, lượng lao động hao phí của con người trong việc sản xuất ra sản phẩm sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Hay lao động là cội nguồn của mọi giá trị. Đọc tiếp »
Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.
1. BÃI BÕ SỞ HỮU TƯ NHÂN
Trong tất cả các loài động vật sống thành bày đàn/xã hội, chỉ có ba loài là ong, kiến, mối là toàn tâm toàn ý, sống chết với đàn mà thôi. Các thành viên của những loài động vật sống thành bày khác như trâu rừng, dê đầu bò, chó sói, sư tử… tuy nằm trong đàn, nhưng vẫn giữ cho mình mức độ độc lập nhất định, thậm chí nếu bị con đầu đàn o ép quá thì có thể bỏ đi. Loài người cũng như thế. Không có người nào muốn để cho người khác chi phối hoàn toàn cuộc sống của mình. Chỉ có một khác biệt: con người không thể bỏ xã hội, con người giữ độc lập bằng cách có sở hữu riêng. Đấy là lý do câu châm ngôn của người Anh: “Nhà tôi là pháo đài của tôi”. Đọc tiếp »
Cách mạng Nga là cuộc chiến đấu chống lại sự quá lạm của những người giàu có. Không có gì ngạc nhiên khi Vladimir Putin muốn bỏ qua lễ kỉ niệm 100 năm cuộc cách mạng này.
Marxism-Leninism là ý thức hệ tàn ác và làm chết nhiều người nhất trong lịch sử.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, muốn phớt lờ cuộc Cách mạng Bolshevik – tháng này sẽ là kỷ niệm 100 năm. Putin nói với các cố vấn rằng sẽ không cần kỷ niệm sự kiện này. Ông ta biết rõ hơn – không có gì đáng tự hào. Đọc tiếp »
Lời người dịch: Tôi dịch câu này: “Trung Quốc sẽ mãi mãi là người kiến tạo hòa bình trên toàn thế giới, là người đóng góp cho phát triển toàn cầu và người giữ gìn trật tự quốc tế” là theo nguyên văn (bản tiếng Anh), nhưng tôi không tin ông ta. Nói chung, các chính trị gia đều là những người rất không đáng tin, các chính trị gia Trung Quốc, từ cô chí kim đều là những kẻ dối trá hạng nhất; sự dối trá của các các cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Trung Quốc còn cao hơn một bậc, nghĩa là thuộc loại thượng thừa. Đọc tiếp »
Lời người dịch:Tuần tới Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp đại hội để tái phong chức cho Tập Cận Bình làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tập Cận Bình thường nói tới “Giấc mơ Trung Hoa”, coi đó là tư tưởng chính của ông ta, nhưng chính sách đối ngoại hung hang và không đáng tin của ông ta là cơn ác mộng đối với các lân bang của Trung Quốc.
Đàm phán với các quan chức Trung Quốc thường trở thành những cuộc chiến kéo dài cho mỗi nhượng bộ có thể tưởng tượng được. Nhưng vấn đề thực sự là, trái với sự kiện mà nhiều người tin, chính quyền Trung Quốc không phải lúc nào cũng giữ lời hứa, kinh nghiệm của Hồng Kông trong 20 năm kể từ khi Anh bàn giao cho Trung Quốc là ví dụ. Đọc tiếp »
Phạm Nguyên Trường xem xong bộ phim THE VIETNAM WAR và suy nghĩ về lịch sử dân tộc như sau:
1. Nếu Việt Nam “được” người Anh cai trị thì tốt hơn.
2. Tổ tiên tôi, những người sinh ra, sống và chết trước năm 1858 (khi Pháp bắn vào Đà Nẵng) đã được sinh ra, sống và chết chẳng khác gì những người được sinh ra, sống và chết sau năm 938, tức là khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, dựng lên quốc gia mà sau này có tên là Việt Nam. Người Pháp đã nắm tóc người Việt Nam để lôi tổ tiên của chúng ta ra khỏi đêm trường tăm tối, cả trong lĩnh vực trị quốc, giao thông, học hành, thi cử… nhưng rất ít người Việt Nam lúc đó hiểu được chuyện này. Không những không hiểu mà còn kịch liệt chống đối. Đọc tiếp »
Hiện nay, Mỹ có thể cho rằng không thể ngăn chặn Bắc Triều Tiên được nữa hoặc Washington sẽ kết luận rằng mức độ rủi ro của hành động ngăn chặn là quá cao.
Trên thực tế, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu. Cục Địa chất Mỹ và Văn phòng theo dõi động đất Trung Quốc đã ghi được vụ rung chuyển 6,3 độ dưới lòng đất và vụ động đất cường độ 4,1 độ diễn ra sau đó, đấy là kết quả của vụ sập kho chứa bom trong lòng đất. Chưa rõ lượng bức xạ và bụi phóng xạ bị tung vào khí quyển là bao nhiêu, nhưng máy Mỹ và máy bay Nhật Bản, chuyên tham gia theo dõi mức độ bức xạ, đã cất cánh. Nhiều trạm giám sát mặt đất, hoạt động theo Hiệp ước Kiểm soát Hạt nhân Toàn diện, cũng đang tìm cách thu thập dữ liệu để đánh giá hậu quả của vụ nổ. Đọc tiếp »
Li Wenzu, vợ của luật sư Wang Quanzhang, bị bắt trong chiến dịch đàn áp mang tên “709”, tham gia biều tình trước Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao ở Bắc Kinh, ngày 7 tháng 7 năm 2017.
Các nhà hoạt động có hai lựa chọn: Biến mất hay thú nhận. Đọc tiếp »
Quyền lực của Tổng thống Nga, Vladimir Putin, yếu hơn là người ta tưởng. Trên thực tế, cơ sở quyền lực ông ta – nền kinh tế mang tính ô dù mà ông ta cố gắng củng cố trong mấy chục năm qua – đã trở thành lực lượng đe dọa chính đối với sự sống còn về chính trị của ông ta. Lý do rất đơn giản: Chủ nghĩa tư bản thân hữu của Putin không thiết lập được quyền sở hữu tài sản đáng tin cậy, đã buộc các quan chức cao cấp và các đầu sỏ chính trị Nga phải gửi tiền ra nước ngoài, chủ yếu nằm trong các khu vực tài phán của các chính phủ phương Tây, đối tượng chống báng của Putin. Đọc tiếp »
Một người đàm phán giỏi biết rằng phải nhìn vào trò chơi theo quan điểm của phía bên kia, thì mới biết họ thích kết quả nào và tìm được nền tảng chung. Hơn nữa, muốn đạt thỏa thuận thì phải có niềm tin vào cả những biện pháp khuyến khích lẫn trừng phạt.
Phạm nguyên Trườngdịch theo bản tiếng Anh The Law do Dean Russell dịch, Foundation for Economic Education, Irvington-on-Hudson, New York; tham khảo bản dịch tiếng Nga của S. A. Nikolaev.
Ảnh hưởng của những người cầm bút xã hội chủ nghĩa
Làm sao mà các chính khách lại tin vào cái ý tưởng nhảm nhí là có thể ban hành những đạo luật để làm ra cái mà luật pháp không có – của cải, khoa học, tôn giáo mà theo ý nghĩa tích cực là tạo ra thịnh vượng? Đấy có phải là do ảnh hưởng của những người cầm bút viết về các vấn đề xã hội hay không?
Những người cầm bút hiện nay – đặc biệt là những người theo trường phái tư tưởng xã hội chủ nghĩa – xây dựng lí thuyết của mình trên giả thuyết chung: Họ chia nhân loại thành hai phần. Nhân dân nói chung – trừ chính những người cầm bút – tạo thành nhóm thứ nhất. Những người cầm bút tạo thành nhóm thứ hai và là nhóm quan trọng nhất. Chắc chắn đây là khái niệm nhảm nhí và tự phụ nhất từ trước tới nay!
Trường hợp trả đũa về thương mại đối với Na Uy còn nổi tiếng hơn, được áp dụng sau khi giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam giữ là Lưu Hiểu Ba. Kết quả là việc xuất khẩu cá hồi Na Uy sang Trung Quốc bị sụp đổ.
Trung Quốc phủ nhận việc kết hợp kinh doanh với chính trị, nhưng nước này đã sử dụng thương mại nhằm trừng phạt những nước không đi theo đường lối của họ từ khá lâu rồi. Những biện pháp trường phạt kinh tế nặng nề mà Trung Quốc áp dụng ở Hàn Quốc trong thời gian gần đây nhằm phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ (THAAD) của nước này chỉ là ví dụ mới nhất về việc chính quyền Trung Quốc sử dụng thương mại làm vũ khí chính trị. Đọc tiếp »