“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Tôi có một anh bạn quen trên mạng. Trước năm 1975, anh là một bác sĩ ở miền Bắc XHCN, bác sĩ thật sự, tức có đào tạo từ trường y khoa chính thống ở miền Bắc hệ 4-5 năm trong thời gian chiến tranh Quốc-Cộng, không phải là loại bác sĩ tốt nghiệp ở đường Trường Sơn trên đường đi B. Cho dù khả năng chuyên môn về y khoa của anh không thể sánh bằng bác sĩ cùng thời được đào tạo từ miến Nam, anh vẫn xứng đáng được đánh giá là trí thức xã hội chủ nghĩa.
Năm 1979, vì ông nội là người Hoa, anh và gia đình bị chế độ CSVN theo lệnh Lê Duẩn trục xuất về Tầu, cho dù anh hoàn toàn không nói được tiếng Tầu, do ngay từ thời bố mẹ anh, gia đình cũng không còn sử dụng tiếng Tầu trong giáo dục con cái. Đọc tiếp »
Điều mà tôi sẽ nói ra sau đây có thể sẽ khiến tôi phải chịu các phản ứng nặng nề, hoặc nếu mượn một cụm từ đã trở nên quen thuộc, phải chịu búa rìu của dư luận. Nhưng trong tư cách một người làm phân tích xã hội, cần phải nói ra các kết quả phân tích của mình, kể cả khi phải đối diện với sự chỉ trích của dư luận.
Quan sát các hoạt động của phong trào đấu tranh ở hải ngoại (mở ngoặc để nói rằng tôi mới chỉ làm việc này từ vài năm nay), có thể nhận thấy rằng người Việt hải ngoại, về cơ bản (nghĩa là trừ một số nhỏ), đấu tranh cho một Việt Nam Cộng hoà trong quá khứ. Điều này có nghĩa là họ hướng cuộc đấu tranh về phía quá khứ, cho dù các phản ứng trong đa số trường hợp tuỳ thuộc vào các sự kiện của hiện tại (tham nhũng, mất biển đảo, phụ thuộc Trung Quốc, đàn áp dân oan, môi trường bị huỷ diệt…). Tại sao nói như vậy ? Đọc tiếp »
Hơn một ngàn người Việt tại Úc đã tập trung tại thủ đô Canberra, Úc Châu để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4, đồng thời biểu tình trước tòa đại sứ CSVN nhằm tố cáo những hành động bán nước và chà đạp nhân phẩm người dân của nhà cầm quyền CSVN. Sau đó phái đoàn kéo đến trước Tòa Đại sứ Trung Cộng để tiếp tục biểu tình phản đối chính sách xâm lược của Trung Cộng.
Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân – Express Newspapers/Getty Images
“Trái bom nổ rất gần làm má hết hồn nên má bỏ chạy,” má tôi kể thế khi bà hồi tưởng lại về tính đãng trí của mình giữa cuộc giao tranh. “Chạy chừng 30 thước rồi mới phát hiện là má đang ôm cái gối, chớ không phải ôm con,” bà bẽn lẽn khúc khích cười.
Đó là vào khoảng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Đà Nẵng, một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh Việt Nam. Đọc tiếp »
Bài: Trần Mộng Tú
Hình: Trùng Dương
Chiều hôm ngày 30 tháng 3, chúng tôi, 56 người, gặp nhau ở một phi trường nhỏ trong một tỉnh nhỏ, có tên là Hatyai, của nước Thái Lan. Trong 56 người, chỉ có 4 người: vợ chồng tôi, Trùng Dương, anh Michael ở Texas làm cho đài Truyền Hình Saigon-Houston không phải thuyền nhân. Số đông thuyền nhân tham gia là các anh chị đến từ Úc Châu và rất nhiều người đã từng đi Songkla và Bidong hai, ba lần. Anh chị Dương Phục và Vũ Thanh Thủy cũng là thuyền nhân nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của anh chị đến đảo Kra. Cô Ngọc Ân, phóng viên của đài Little Saigon-Radio, Kim Hoàng và Chấn Hồng của đài VietFace TV từ Úc cũng có mặt trong chuyến đi này.
Chúng tôi may mắn có ba Linh Mục , Cha Nguyễn Hùng đến từ Đài Loan, cha Phạm Hồng từ Úc và Phạm Tâm (cũng còn là Bác Sĩ Y Khoa) đến từ Houston, Hòa Thượng Thích Huyền Việt đến từ Houston, Thầy Tây Tạng Geshe Gawa đến từ Úc.
Trong nhóm còn một Bác Sĩ trẻ nữa là Kenneth Nguyễn đến từ California. Đọc tiếp »
Sách xuất bản thời Việt Nam Cộng hòa được in lại tại Hoa Kỳ – Bui Van Phu
Người Việt ở lứa tuổi 30 hay trẻ hơn ngày nay ít ai biết đến một quốc gia có tên gọi “Việt Nam Cộng hòa” đã hiện hữu trên mặt địa cầu trong 20 năm, từ 1955 cho đến ngày 30/4/1975.
Cuối tháng Tư năm 1975 khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến chiếm Thủ đô Sài Gòn, hàng trăm nghìn người của đất nước này đã rời bỏ quê hương ra đi trong cơn hoảng loạn. Tương lai trôi dạt về đâu và cội nguồn sẽ còn lại gì nào ai biết được. Đọc tiếp »
Lời kêu gọi biểu tình ngày 30-4 ở Paris (Ảnh chụp từ trang lyhuong.net)
Nhiều cuộc biểu tình dự trù diễn ra nhân dịp 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (30/4) tại nhiều thành phố lớn trên thế giới như Washington DC, Paris, Frankfurt, Canberra… và có thể ở cả Việt Nam.
Ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam tại thủ đô Hoa Kỳ và vùng phụ cận cho biết về kế hoạch tại Washington DC: Đọc tiếp »
Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Mẹ lạc cha. Vợ xa chồng. Anh mất em. Những đứa bé bị bỏ quên đứng khóc trên đường phố. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật. Lời cầu kinh. Không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật. Ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan.
Bữa ăn của các con bà Loan tại khách sạn ở Indonesia khi vừa bị bắt. -Ký giả Shira Sebban gửi RFA
Ba gia đình ở Bình Thuận, từng bị chính phủ Úc trả về, đang bị giữ ở Indonesia gần tròn 2 tháng sau chuyến vượt biên mới nhất. Số phận của nhóm 18 người này hiện giờ ra sao? Đọc tiếp »
Bà Bùi Minh Hằng trong nụ cười hội ngộ của anh em bạn bè. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
Vừa có thêm một biểu hiện cho thấy chính quyền CSVN tỏ ra “xuống nước” đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền.
Kế hoạch đón tù nnhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng (thường gọi là Bùi Hằng) của một nhóm nhà hoạt động nhân quyền đã “thành công”, theo một người đi đón trực tiếp cho biết. Công an trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai – là trại giam cuối cùng giam giữ bà Bùi Hằng – thậm chí còn cho cả xe của nhóm đi đón Bùi Hằng vào sân trại giam, với điều kiện “không được gây rối trật tự”. Tuy chính quyền tỉnh này đã huy động hàng trăm cảnh sát, an ninh để “giữ gìn trật tự”, nhưng các thành viên của đoàn đi đón Bùi Hằng cho biết không có một hành động sách nhiễu nào từ phía chính quyền đối với đoàn – điều thường xảy ra trước đây với những người đi đón mỗi khi có tù nhân chính trị mãn hạn tù. Đọc tiếp »
Một gia đình người Việt tị nạn đến phi trường Roissy-Charles de Gaulle chờ vào Pháp định cư sau khi đến từ trại tị nạn Poulo Bidong, Malaysia, năm 1979. (Hình: Getty Images)
Mặc dầu hiện nay hầu hết dư luận trong và ngoài nước Mỹ bất bình với sắc lệnh ngăn chặn di dân do Tổng Thống Donald Trump vừa ban hành. Nhưng nhìn lại lịch sử nước Mỹ trải qua nhiều giai đoạn thì chính sách ấy không có gì lạ lùng.
Không phải tất cả mọi người dân Mỹ, các di dân cũ, ở mọi thời kỳ đều mang tâm lý nhân ái khoan dung sẵn sàng tiếp nhận những nhóm người mới đến, và hiểu giá trị đóng góp quan trọng của họ cho sự giàu mạnh chung của quốc gia này.
Một số tổ chức, hội đoàn và cá nhân người Việt hải ngoại vừa công bố một bức thư chung nhân ngày đầu tháng 2 để phản đối việc xây tượng đài Hồ Chí Minh tại Vienna, Áo quốc.
Bức thư gửi cho tổng thống, chính phủ và nhân dân Áo, thỉnh cầu nhà chức trách Áo xét lại và rút giấy phép xây cất tượng đài Hồ Chí Minh tại một công viên ở Vienna. Chi phí xây tượng đài này dự trù sẽ do nhà nước Cộng Sản Việt Nam đài thọ bằng tiền đóng thuế của người dân Việt Nam.
Bức thư xác định Hồ Chí Minh là một cán bộ cộng sản Quốc Tế Đệ Tam, đã thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam rập khuôn đảng Cộng Sản Liên Xô, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc làm thiệt mạng trên 3 triệu người dân hai miền Nam Bắc. Sau khi nắm quyền hành, Hồ Chí Minh đã áp đặt chế độ cai trị hà khắc, gây ra nhiều thảm cảnh và đại họa cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Đọc tiếp »
Đọc bài viết “Cờ về chiều tung bay phấp phới, gợi lòng này…” của tác giả Đoan Trang, tôi hiểu ý tốt của tác giả là muốn lập luận biện minh nhằm tạo một sự cảm thông, thấu hiểu lý do vì sao cho những hành động hoặc thái độ quá khích, cực đoan của một số người trong cộng đồng người Việt bên Mỹ.
Tuy nhiên có một cách nhìn khác về bài viết của tác giả Đoan Trang trên khía cạnh TÁC HẠI do những hành vi và thái độ quá khích, cực đoan gây ra. Đoan Trang viết: “Nếu không có họ, chắc tôi sẽ nghĩ xấu về cộng đồng hải ngoại, tôi sẽ la lối, căm ghét sự cực đoan, sẽ sợ cờ vàng, sợ “bọn phản động lưu vong”… giống như rất nhiều du học sinh khác.“ Đọc tiếp »
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cuối năm 2016 có ồn ào vụ Hùng Cửu Long định mặc áo dài đỏ với sao vàng đến Little Saigon, Quận Cam ở California để thách thức thiên hạ xem sao.
Ca sĩ Mai Khôi trong buổi hát ở vùng Thủ đô Washington ngày 8/1/2017 (ảnh: FB Khai Nguyen) === >>
Tuy nhiên, khi đến đó ông ta đã không mặc áo dài đỏ với sao vàng, như ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ mà ông đã đi qua, mà ông chỉ mặc áo dài mầu vàng, bên ngoài khoác chiếc áo dạ mầu đen. Nhưng khi bị phát hiện trước khu thương xá Phước Lộc Thọ ở thành phổ Westminster, thủ phủ của người Việt tị nạn, Hùng Cửu Long cũng đã bị sỉ vả và bị một số người đuổi đi, cho đến khi cảnh sát đến để bảo đảm an ninh và đưa ông ra khỏi khu vực. Đọc tiếp »
Chuyện cờ vàng, cờ đỏ “xưa như trái đất” bây giờ dậy sóng trở lại! Và sẽ còn bao nhiêu lần khác nữa?
Bà Mai Khôi, ông Mai Khôi, chú Mai Khôi, cô Mai Khôi, anh/chị Mai Khôi hay ca sĩ Mai Khôi… với tôi cũng thế thôi. Lẽ ra chẳng có gì mà ầm ĩ như đang xảy ra (!) chỉ vì mỗi người đã dứt khoát chọn đứng hẵn về một phía. Hành động dứt khoát đứng về một phía thì tự nó đã không thể thỏa hiệp, vì mỗi người đều có lý do chính đáng riêng. Mà đã bảo “chính đáng” thì đương nhiên phải được tôn trọng.
Đó là tôn trọng cái riêng! Nhưng còn cái chung? Đọc tiếp »
Hùng Cửu Long bị cảnh sát Westminster khám xét trước thương xá Phước Lộc Thọ. Nguồn: internet
Trong quá trình vận động dân chủ của Việt Nam, không thiếu bóng dáng của những doanh nhân, trí thức… Dân chủ là gì thì mỗi người định nghĩa một kiểu, mỗi ý thức hệ diễn giải theo một cách khác nhau. Chẳng phải nhà nước đầu tiên của Việt Nam sau năm 1945 có chữ “Dân Chủ” đấy ư?
Việt Nam sau biến cố 1975 có một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Theo số liệu thống kê từ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc thì trong giai đoạn 1975-1997 đã có khoảng 839.228 thuyền nhân Việt Nam đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc tại Đông Nam Á và Hồng Kông, 3 nước nhận tái định cư thuyền nhân Việt Nam nhiều nhất là Mỹ, Úc và Canada. Đọc tiếp »
Sau bao nhiêu năm tỵ nạn cộng sản, định cư ở xứ người, phải chăng chúng ta đã coi nơi này là quê hương thứ hai. Mỗi người con Việt nam, dù ở bất cứ chân trời góc bể nào, cũng đau đáu nhớ về quê Mẹ. Cũng khắc khoải mong chờ ngày trở lại. Cũng trăn trở trước bao cảnh oan trái, bất công của dân lành. Chính vì lẽ đó, chúng ta luôn ao ước người dân Việt Nam, thật sự có được một cuộc sống đầy đủ và công bằng, dân chủ và tự do như chúng ta đang may mắn có được.
Khánh Đặng === >>>
Rồi mỗi khi chúng ta coi ti vi, đọc báo hay nghe đài, hay vô tình bắt gặp những cảnh dân lành bị nhà cầm quyền Việt Nam hà hiếp, áp bức bất công. Những tù oan sai, những nhà bất đồng chính kiến bị giam giữ trái phép. Những cảnh biểu tình của dân oan khắp nước, hay những cảnh người dân bị công an giao thông làm tình làm tội…Mỗi lần như vậy, lòng chúng ta đau xót lắm phải không? Thương lắm, tội lắm, nhưng chúng ta không biết phải làm gì. Chúng ta muốn chia sẻ sự mất mát xót xa đó với đồng bào mình lắm chứ.
Thế rồi chúng ta chỉ còn cách, là gởi tiền về giúp họ trong những lúc ngặt nghèo nhất. Đọc tiếp »
Từ khoảng 100 nghìn người vào năm 1970, đến nay, con số người Việt ở nước ngoài đã lên tới khoảng 4 triệu, trong đó gần một nửa định cư ở Mỹ. Khác với người Việt sống ở khu vực khác, sự có mặt của người Việt ở Mỹ (hay Canada, Úc) là do tỵ nạn cộng sản. Trong cuộc trốn chạy này, có hàng trăm nghìn người bỏ mạng trên đường đi vì nhiều lý do. Nhưng thôi, không nhắc đến chuyện đau lòng này nữa.
Người Việt Hải Ngoại thường xuyên tổ chức các chương trình gây quỹ, giúp các thương phế binh VNCH, tù chính trị và dân oan, nạn nhân lũ lụt… Nguồn: internet ===>>>
Người Việt tỵ nan trước khi rời quê hương, đất nước họ sống trong chế độ Việt Nam Cộng hòa. Sang Mỹ họ lại được hưởng nền dân chủ Mỹ, chịu ảnh hưởng bởi các giá trị Mỹ. Vì vậy, họ giàu chất nhân bản hơn. Họ mang trong lòng một mối hận khôn nguôi nhưng vẫn đau đáu nghĩ về quê hương đất nước. Họ thương anh em, họ mạc đã đành nhưng thương cả những người cùng khổ khác, đặc biệt là họ quan tâm đến những người là nạn nhân của chế độ như tù nhân lương tâm, dân oan, thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Hàng năm, số tiền của người Việt ở hải ngoại gửi về chiếm khoảng 8% GDP. Năm 2011 con số đó là 9 tỷ Mỹ kim, trong đó, phần lớn số kiều hối này đến từ Mỹ. Đọc tiếp »
Hùng Cửu Long sau khi bị đuổi khỏi thương xá Phước Lộc Thọ và được cảnh sát bảo vệ. (Ảnh: Facebook Nguyen Van Ly)
Cuối tháng 11 vừa qua, người Việt ở Quận Cam, California, xôn xao về việc một du khách từ Việt Nam qua Mỹ có ý định mang hình ảnh cờ đỏ sao vàng đến trước thương xá Phước Lộc Thọ trên phố Bolsa thuộc thành phố Westminster, là trung tâm của người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ.
Người định làm chuyện đó là Lê Đình Hùng, được biết đến với hai tên khác là Hùng Cửu Long và Mr. Áo Dài. Đọc tiếp »
Nội dung bài viết dựa vào trường hợp một người tên Lê Đình Hùng (còn có tên Hùng Cửu Long) gửi thư thách thức sẽ xuất hiện công khai với trang phục biểu tượng lá cờ máu của CSVN tại thương xá Phúc Lộc Thọ (PLT) vùng Tiểu Sài Gòn vào ngày Thứ Ba 22-11. Cuối cùng, như mọi người đã biết, dù ăn mặc khác với lời thách thức ban đầu, hơn thế lại áp dụng kế sách ‘dương đông kích tây’, xuất hiện sớm hơn hai ngày ở PLT, nhưng y vẫn gặp phản ứng quyết liệt của bà con tị nạn và sau đó đã bị cảnh sát thành phố Westminster xua đuổi. Đọc tiếp »
Trích : –N.Q. 36 gồm 3.824 chữ, đều một giọng khoác lác như trên, và không một chữ nào đề cập đến nguyên do khiến mấy triệu nguời Việt phải lưu lạc và tứ tán khắp năm Châu. Cứ y như thể là khi khổng khi không (cái) có mấy triệu con dân Việt, từ trên trời, rơi rớt tá lả xuống khắp mặt địa cầu. Đảng chỉ tiện tay gom thành đống, và vo lại thành cục – y như cục bột – rồi muốn nặn tròn hay bóp méo thế nào thì tuỳ thích!
Đời đâu có dễ sống dữ vậy, mấy cha? Đâu có bịp thiên hạ hoài được! Cái thời Lê Văn Tám, và Địa Đạo Củ Chi đã qua rồi. Những màn múa rối, kiểu Đại Hội Việt Kiều (e) cũng không nên tiếp tục. Càng dài nó lại càng dở, và càng thêm lố bịch thôi.
Nhà thơ Lê Giang Trần vừa có bài viết giới thiệu một cuốn sách mới (Sử Tính và Ý Thức) của luật sư Nguyễn Hữu Liêm – với “tinh thần cởi mở chân tình đứng về phía tác giả, để biết lắng nghe những gì trình bày” – trên tờ Việt Báo, phát hành từ California vào hôm 07 tháng 11 năm 2016.
Độc giả của trang báo thượng dẫn, tiếc thay, không ai có tinh thần “cởi mở” và “chân tình” tương tự. Cũng chả ai bận tâm gì đến nội dung tác phẩm của L.S Liêm. Đọc tiếp »
Ông Hùng Cửu Long ở khu Phước Lộc Thọ, California. -Photo by Nguyen Van Ly
Trong những ngày qua chuyện râm ran xao động trên mạng xã hội và gây sự chú ý của khá nhiều của người Việt ở Hoa Kỳ là chuyện ông Hùng Cửu Long, người chuyên kinh doanh vàng bạc và đá quí ở Việt Nam, đến Hoa Kỳ với những bộ áo dài mà đặc biệt là bộ áo đỏ với một ngôi sao vàng chóe ở trên ngực. Đọc tiếp »
Trong tuần, cộng đồng mạng lại rộ lên chuyện ông “Tưng” Hùng Cữu Long đòi mạc áo cờ đỏ sao vàng đến Bolsa, và cuối cùng ông “Tưng” này đã xuất hiện nhưng không mặc áo cờ đỏ sao vàng, và đã bị cảnh sát Westminster tống lên xe đưa ra khỏi khu vực, để tránh khiêu khích đối với công dân Mỹ gốc Việt, những người vốn là nạn nhân của Cộng Sản trong quá khứ.
Từ câu chuyện ông “thần Tưng” này, mấy hôm nay cộng đồng mạng lại đem chuyện “hòa hợp hòa giải” lên mổ xẻ, ý kiến ý còn tùm lum. Đặc biệt nhất là những người “bạn lương tháng ba củ”, mạnh miệng nói về cái gọi là ‘chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc” của cái “nghị quyết 36 bộ chính trị năm 2004”.
Doanh nhân Lê Đình Hùng. (Ảnh: Facebook Le Dinh Hung)
Trên mạng xã hội, vài nghìn người đã chia sẻ và hơn 450 ngàn người xem đoạn video ghi cảnh một người đàn ông Việt Nam mặc áo dài có màu sắc như quốc kỳ của nước Việt Nam Cộng sản đứng tại khu siêu thị Phước Lộc Thọ ở khu Bolsa, California, và bị nhiều người gốc Việt ở đó phản đối gay gắt. Vụ việc được cho là xảy ra vào gần trưa ngày 20/11.
Đoạn video dài gần 8 phút được đăng trên trang Facebook cá nhân được cho là thuộc về doanh nhân Lê Đình Hùng, giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Cửu Long. Ông Hùng viết trên trang này rằng ông mặc áo có hình “cờ đỏ sao vàng” tại Nam Cali vì ông “muốn trong ngoài hòa hợp” và “muốn thấy tình yêu dân tộc”. Đọc tiếp »
“Là người Việt Nam” nghĩa là gì? Tổng Biên Tập trang diaCRITICS Nguyễn Thanh Việt cho rằng có lẽ đã đến lúc nên hỏi một câu khác.
Mùa Tết lại vừa qua đi, và những dịp lễ tết của người Việt luôn làm tôi băn khoăn về việc là người Việt Nam, hay không là người Việt Nam thì có nghĩa là gì. Tôi không quan tâm lắm đến bản thân câu hỏi, bởi vì không có một câu trả lời nào thỏa đáng cả. Điều mà tôi quan tâm hơn cả là hàm ý của nó. Câu hỏi này hàm ý rằng có một cái gì đó được coi là “đặc điểm Việt Nam,” và có thể định nghĩa nó bằng cả một danh mục dài: bạn là người Việt nếu bạn có thể phân biệt được đâu là phở ngon hay phở dở; bạn là người Việt nếu bạn có một hãng nước mắm ưa thích; bạn là người Việt nếu bạn xúc động đến rơi nước mắt khi nghe Khánh Ly hát; bạn là người Việt nếu bạn biết đến nhóm nhạc Modern Talking; bạn là người Việt nếu… Danh mục này cứ thế dài ra. Câu hỏi người Việt Nam nghĩa là gì chỉ thú vị bởi cái nguyên cớ làm sao mà tôi, hay chúng ta, hay bất kì ai, lại thốt ra câu hỏi này. Đọc tiếp »
Thuyền nhân Việt Nam. Ảnh chụp ngày 28-12-1978 Philippines. Nguồn: JP Laffont/Sygma/Corbis
41 năm tha hương là 41 năm người Việt tỵ nạn Cộng sản nỗ lực không ngừng, không chỉ ở Úc Châu mà khắp nơi trên thế giới. 41 năm đủ dài để cùng nhìn lại mình và nhìn lại quê hương.
“Bơ vơ, ngơ ngác, sợ hãi” là những từ ngữ để mô tả người Việt tỵ nạn thế hệ thứ nhất, thế hệ cha anh, khi lần đầu đặt chân đến Úc. Nhưng họ đã vượt qua tất cả, cũng như họ đã vượt qua những cơn sóng dữ dội phũ kín con tàu, những tiếng gào thét mạn rợ của bọn hải tặc, những xác người thân trôi xa dần trên biển, nhưng trên hết, họ vượt qua được số phận bi thãm mà nhà cầm quyền CSVN đã và vẫn đang áp đặt cho đồng bào họ tại Quê Nhà. Đọc tiếp »
Một trại cải tạo. Đó là những gì họ gọi – một uyển ngữ thay cho nhà tù.
Tôi sinh ra ở Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ. Trong thời gian chiến tranh, mẹ tôi là một y tá, cha tôi đã làm việc cho quân đội Mỹ, và chú tôi là một sĩ quan trong quân đội Việt Nam [Cộng hòa]. Về khía cạnh quốc gia, chúng tôi đã ở bên thua cuộc của lịch sử. Cha mẹ tôi, và còn nhiều người khác giống họ, luôn sống trong sợ hãi và luôn lo lắng không rõ hoàn cảnh tương lai con gái của họ sẽ như thế nào. Đọc tiếp »
DL – Bắt đầu từ đó. Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Mẹ lạc cha. Vợ xa chồng. Anh mất em. Những đứa bé bị bỏ quên đứng khóc trên đường phố. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật. Lời cầu kinh. Không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật. Ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan.
Hai mươi tám người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan khi từ trong nước chạy sang xứ này xin tị nạn nhiều năm về trước, nhờ sự vận động trong vòng 8 năm qua của tổ chức VOICE ở Philippines mà sau cùng đã tới Canada hôm thứ Năm ngày 13 vừa qua.