“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Nỗi ám ảnh của ông Tập sợ trở thành giống như ông Gorbachev và những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông nhằm củng cố ĐCSTQ hiện đều đã phản tác dụng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Shutterstock)
Cam kết đầu tiên ông Tập Cận Bình đưa ra khi trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ vào tám năm trước là không bao giờ cho phép đảng này chịu chung số phận giống như Đảng Cộng sản Liên Xô.
“Tại sao Liên Xô tan rã? Tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ?” ông đã hỏi các đồng chí của mình vào tháng 12/2012. “Một lý do quan trọng là lý tưởng và niềm tin của họ dao động,” ông nói trong một bài phát biểu nội bộ, không được truyền thông nhà nước đăng tải. Đọc tiếp »
Dịch virus Trung Cộng đã gây ra làn sóng thất nghiệp và khó khăn kinh tế, khiến sự thống trị mang tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối mặt với thách thức chưa từng có. Truyền thông Nhật Bản phân tích, đối với ông Tập Cận Bình mà nói, ác mộng lớn nhất chính là ĐCSTQ sụp đổ giống như Liên Xô.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến năm Venezuela ngày 18/2/2009. (Ảnh minh họa từ: Harold Escalona/Shutterstock)
Bài viết trên tờ Nikkei Asian Review tại Nhật Bản chỉ ra, hiện tại ĐCSTQ đối diện với vấn đề nan giải nhất là làn sóng thất nghiệp. Mặc dù chính quyền công bố tỷ lệ thất nghiệp là 6%, nhưng con số này không bao gồm dân số nông thôn, nếu tính cả lao động nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc e là sẽ hơn 20%. Đọc tiếp »
Bài báo cũng chỉ ra đây là cơn ác mộng lớn nhất của Tập Cận Bình, qua một ví dụ về bộ phim ông bắt các quan chức cấp cao xem khi mới nhậm chức.
Ông Tập Cận Bình ở Moscow, Nga năm 2013 (ảnh: Shutterstock).
Trong một bài báo mới đây của mình, Nikkei Asian Review cho rằng vấn đề khó khăn nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải đối mặt là làn sóng thất nghiệp. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 6%, nhưng dữ liệu này không bao gồm số dân thất nghiệp ở nông thôn (do xác định họ vẫn có công việc là làm nông nghiệp). Nếu tính cả lao động di cư, tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc có thể vượt quá 20%. Đọc tiếp »
Chỉ một vài tháng trước đây, người ta còn cho rằng khả năng một “Thảm họa Chernobyl” xảy ra tại Trung Quốc là gần như không thể. Nhưng giờ đây, nhiều thứ đã thay đổi.
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Liệu đại dịch COVID-19 có phải là “Thảm họa Chernobyl” của Trung Quốc hay không? Việc che đậy một cách nhẫn tâm và tàn ác liệu có phải là khởi đầu cho của sự sụp đổ có hệ thống của ĐCSTQ, hệt như việc Liên bang Xô Viết sụp đổ sau thảm họa Chernobyl năm 1986 hay không? Đọc tiếp »
“Merry Christmas!” Một viên chức trong đoàn tùy tùng của Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev chào Ted Koppel và nhóm phóng viên của hãng tin ABC đang đứng chờ trước bậc thềm điện Kremlin. Ted Koppel chào lại nhưng anh chàng Rick Kaplan, phụ tá của Ted Koppel, phản đối, “Với tôi anh phải chúc là Happy Hanukkah mới phải.” Rick Kaplan nói thế chỉ vì anh ta gốc Do Thái. Viên chức Liên Xô không hiểu Hanukkah nghĩa là gì và tưởng là Honecker nên hỏi ngược, “Tại sao tôi phải chào Happy Honecker chứ nhỉ?”
Một số nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô có thể là những người rất giàu có. Nguồn: Varvara Grankova
Khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, có nhiều tin đồn về số phận của “vàngdự trữ” của Đảng Cộng sản. Vài sử gia và các nhà báo tin rằng, các quan chức Đảng đã tích lũy nhiều khoản tiền khổng lồ, bí mật chuyển vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS LX) hơn cả một đảng chính trị. Được hưởng quyền độc quyền cho đến cuối thập niên 1980, các cấp trên của ĐCS LX – Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị – tồn tại dưới dạng một đất nước riêng biệt và nhiều quan chức này được hưởng các đặc quyền mà không phải lúc nào cũng hợp pháp. Đọc tiếp »
Vào năm 1987, ông Gorbachev và Tổng thống Mỹ lúc đó là Reagan đã ký hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân– AFP
Bao phủ bởi những lớp tuyết dày, ngôi làng Privolnoye là một nơi yên tĩnh xa rời trung tâm quyền lực.
Nhưng đây chính là nơi Mikhail Gorbachev, lãnh đạo cuối cùng của Liên bang Xô Viết, từng sinh sống. 25 năm sau ngày Xô Viết sụp đổ, di sản do ông để lại vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Đọc tiếp »
Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016– Mikhail Svetlov/Getty Images
Ngày này 25 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Tôi quan tâm chính trị từ rất sớm. Tôi còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với ba người bạn cùng trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi phân gà lên ảnh Mao Trạch Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ.
Hành động này của chúng tôi đã bị cô giáo phạt úp mặt vào tường. Đọc tiếp »
Ở Đông Âu, nổi bật trong cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kéo dài của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực; những chính sách hòa hoãn (détente) của các hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu; những nỗ lực của Gorbachev muốn cải tổ mọi thứ trì trệ và tha hóa trong hệ thống nhà nước một đảng ở Liên Xô nhưng không dám đụng đến những gì thuộc về nền tảng của hệ thống nên không cứu vãn được chủ nghĩa cộng sản và không còn đủ lực để can thiệp vào bất cứ nơi nào nữa như đã làm ở Afghanistan. Tình hình đó đã thúc đẩy về chính trị và tinh thần đạo đức cho những người bất đồng chính kiến ở các nước XHCN Đông Âu.
Các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã lần lượt nổ ra, bắt đầu từ Ba Lan. Trừ Romania, các chính quyền cộng sản ở Đông Âu đã buộc phải nới lỏng quyền lực, sau đó tự giải tán một cách hòa bình. Tình hình này đã đưa đến những thay đổi lớn về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội ở Đông Âu theo hướng dân chủ và phát triển. Đọc tiếp »
Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn). Đọc tiếp »
Khi văn kiện đại hội, và nhất là nghị quyết đại hội, có giá trị khung sườn cho 5 năm sắp tới vẫn là định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn quốc doanh chủ đạo, vẫn Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn độc tài độc đảng thì vở tuồng để hát vẫn vậy, đào kép không thể diễn xuất khác được, trừ khi muốn thất nghiệp. Ban Chấp Hành Trung Ương không có quyền đi ra khỏi khung sườn này trong hơn một tá các kỳ họp trung uơng của nhiệm kỳ 5 năm. Đọc tiếp »
Cùng lúc đó, vào 14 giờ, giám đốc CNN là Tom Johnson, gọi điện cho phóng viên ảnh người Mỹ gốc Hoa (sinh tại Hồng Kông – TM) là Lưu Hương Thành (Liu Heung Shing) làm việc cho hãng tin AP, bảo đến Kremli vào 18 giờ 30. Chỉ khi đến nơi ông này mới nhận ra ý nghĩa của thời điểm. Lưu Hương Thành ngạc nhiên khi thấy ông là phóng viên ảnh duy nhất của Mỹ trong phòng họp, dấu hiệu cho thấy vị trí danh dự của Hoa Kỳ tại Matxcơva. Đọc tiếp »
Ông Mikhail Gorbatchev tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô trên truyền hình ngày 25/12/1991.
(Le Figaro 27/12/2014) Ngày hôm ấy ông Gorbatchev, cha đẻ của perestroika, chuyển giao quyền lực cho địch thủ là Boris Eltsine. Toàn thế giới nhận thấy sự lột xác của đế quốc toàn trị dường như diễn ra không cần đến bạo lực. Đọc tiếp »
Thời điểm này, ngay trước đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, những người Việt quan tâm đến tương lai của cộng đồng chung và tương lai của bản thân mình xét trong tương quan với cộng đồng, cũng như tương lai của các thế hệ con cháu, có lẽ đều tự đặt cho mình câu hỏi : Việt Nam có thể tiến hành những cải cách chính trị căn bản để phát triển, để bảo tồn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ ?
Ở một thời điểm như vậy, có lẽ cần tìm hiểu thấu đáo những gì mà người Nga đã làm để tiến hành cải cách trong giai đoạn Perestroika, giai đoạn mà nước Nga biết đến một sự thay đổi căn bản trong cấu trúc chính trị xã hội, đặt nền móng cho sự hình thành một nước Nga dân chủ. Đọc tiếp »
19g00 một tối 25 tháng 12, cách đây 24 năm, CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN THỨ THIỆT ĐÃ TỰ KẾT LIỄU ĐỜI MINH TẠI CHÍNH NƠI NÓ ĐƯỢC SINH RA. Đó là một cái mốc mà cả nhân loại đều ghi nhớ: Sự xụp đổ tan tành của cả một khối cộng sản hùng mạnh và bạo tàn do Liên Xô bảo kê với trên 500 sư đoàn quân tinh nhuệ trong đó có 200 sư đoàn cơ giới thiết giáp + lực lượng không quân, tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân… (cường quốc quân sự số 2 của thế giới)… Đọc tiếp »
“Merry Christmas !” Một viên chức trong đoàn tùy tùng của Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev chào Ted Koppel và nhóm phóng viên của hệ thống ABC đang đứng chờ trước bậc thềm điện Kremlin. Ted Koppel chào lại nhưng anh chàng Rick Kaplan, phụ tá của Ted Koppel phản đối “Với tôi anh phải chúc là Happy Hanukkah mới phải”. Rick Kaplan nói thế chỉ vì anh ta gốc Do Thái. Viên chức Liên Xô không hiểu Hanukkah nghĩa là gì và tưởng là Honecker nên hỏi ngược “Tại sao tôi phải chào Happy Honecker chứ nhỉ?” Đọc tiếp »