“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng (TP.HCM) tiếp tục báo tạm dừng thi công vì vấn đề pháp lý và nguồn vốn, hiện đã thiệt hại hơn 45,6 tỷ đồng. The post Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng lại đình trệ, mỗi ngày thiệt hại 1,5 tỷ đồng appeared first on Trí Thức VN.
Người đàn ông Brazil tự nhận là bị nhập hồn bởi một bác sĩ người Đức đã chữa trị cho khoảng 1 triệu bệnh nhân trong gần 2 thập kỷ. The post Hiện tượng nhập hồn có thật hay không? appeared first on Trí Thức VN.
Điều này đã khiến cho giá cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của Xiaomi giảm 10,6% ngay khi thị trường mở cửa sáng ngày 15/1. The post Mỹ đưa hãng Xiaomi vào “danh sách đen” appeared first on Trí Thức VN.
Bất chấp nhiều lo ngại về các nguy cơ môi trường, Chính phủ Nhật Bản vừa đẩy thêm một bước dài trong kế hoạch đầu tư nhiệt điện than tại VN. The post Ngân hàng Nhật Bản cấp khoản vay 636 triệu USD cho dự án nhiệt điện than Vũng Áng 2 appeared first on Trí Thức VN.
ĐCSTQ không chỉ áp dụng chế độ quản lý khép kín bắt buộc đối với Tân Cương, mà còn tăng cường kiểm soát ngôn luận, khiến thông tin thật bị che giấu. Hình ảnh chụp tại khu lấy mẫu xét nghiệm acid nucleic ở huyện Kuchar, địa khu Aksu, Tân Cương ngày 9/8. (Nguồn ảnh: The Epoch Times, Người được phỏng vấn cung cấp)
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi văn hóa của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là mối đe dọa với chế độ vô thần này. Vậy nên, ĐCSTQ đã phá hủy hàng nghìn nhà thờ Hồi giáo trong một chiến dịch nhằm đẩy mạnh chiến lược xóa bỏ văn hoá của người dân tộc bản địa ở Tân Cương, theo báo cáo của tổ chức Úc công bố hôm 24/9.Đọc tiếp »
Người dân bình luận: “…những kẻ xấu xa luôn cưỡng đoạt quyền tự do ngôn luận của nhân loại sao lại có thể chễm chệ ngồi trên ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được đây”.
Nữ đại biểu Trung Quốc ngăn cản bài phát biểu của Giám đốc điều hành của Tổ chức Giám sát Liên Hợp Quốc (UN Watch). Ảnh: Chụp màn hình video.Đọc tiếp »
ĐCSTQ gián tiếp thừa nhận bắt giam 8 triệu người trong trại cải tạo ở Tân Cương
Một tài liệu được Bắc Kinh công bố đã gián tiếp phơi bày quy mô các trại tập trung ở Tân Cương, khi các quan chức cho biết có tới 8 triệu người đã trải qua các “khóa đào tạo” tại các “trại cải tạo” của nhà nước tại tỉnh tự trị phía Tây Bắc Trung Quốc này, theo tờ The Sun hôm 18/9.
Ảnh chụp màn hình Youtube/War on Fear战斗恐惧Đọc tiếp »
Hơn 130 nhà lập pháp Anh Quốc hôm 8/9 đã ký vào một bức thư gửi tới Đại sứ Trung Quốc tại Anh để lên án cách Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Một cơ sở được cho là “trại cải tạo”, nơi giam giữ người dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (ảnh: South China Morning Post /Youtube).
“Chúng tôi vô cùng quan ngại về cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”, theo bức thư đề ngày 8/9 và có chữ ký của 135 nhà lập pháp Anh Quốc gửi tới Đại sứ Lưu Hiểu Minh. Đọc tiếp »
Trong một bức thư đề ngày 06/09/2020 gửi cho một dân biểu Pháp thuộc nhóm 30 người đã từng ký vào một lá thư tố cáo Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại vùng Tân Cương, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định rằng ông lên án với một thái độ “kiên quyết nhất” “hệ thống đàn áp” mà Bắc Kinh sử dụng nhắm vào thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, xem đó là một điều “không thể chấp nhận được”.
Ảnh chụp ngày 13/09/2019, một con đường nhỏ ở ngoại ô Sa Nhã (Shayar), nơi có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống, thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.AFP – HECTOR RETAMALĐọc tiếp »
SCMP dẫn các nguồn tin từ ngành dệt may và từ cựu quan chức thương mại Nhà Trắng cho biết các tập đoàn may mặc của Mỹ đang mong đợi Tổng thống Trump ra quyết định chặn nhập khẩu các sản phẩm dệt may do Trung Quốc sản xuất với lý do chúng là sản phẩm của lao động cưỡng bức ở Tân Cương.
Hình ảnh một công xưởng dệt may tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)
Nếu lệnh này được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đưa ra – gọi là Lệnh ủy thác hay Lệnh hủy bỏ (Withhold Release Order – WRO), nó có khả năng ảnh hưởng đến hàng chục tỷ đô la hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ có chứa bông, sợi hoặc vải được sản xuất tại Khu tự trị Tân Cương. Đọc tiếp »
Trong thời gian gần đây, chiến dịch đàn áp tôn giáo và phá hủy văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang được đẩy mạnh. Các nhà thờ Kitô giáo, các nghĩa trang Hồi giáo cùng các đền chùa Phật giáo, đền thờ tín ngưỡng dân gian khác bị phá hủy, các bức tượng tôn giáo ngoài trời hoặc là bị phá hủy, hoặc là phải thay thế để không còn mang tính chất tôn giáo. Chiến dịch này thể hiện đặc biệt mạnh mẽ tại Tân Cương, khi hệ thống hàng nghìn nhà thờ, giáo đường, nghĩa trang và lăng mộ của người Hồi giáo bị xâm phạm hoặc phá hủy, tạp chí nhân quyền Bitter Winter đưa tin.
Người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại Tân Cương (Ảnh từ nmediahk.net) Đọc tiếp »
Hôm 2/9 vừa qua, trên kênh ITV News của Anh, một người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ từng làm bác sĩ phụ khoa ở Tân Cương đã đứng ra làm chứng về việc cô phải tự tay triệt sản, cưỡng bức phá thai, giết trẻ sơ sinh, và cắt bỏ tử cung của các phụ nữ tại đây.
(Ảnh chụp màn hình từ ITV News Youtube)
Người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ này hiện đang tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, làm việc như một bác sĩ tại Istanbul, giúp đỡ những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ tị nạn khác phục hồi các tổn thất mà các bác sĩ tại Trung Quốc đã gây ra cho hệ thống sinh sản của họ. Đọc tiếp »
Hóa ra Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang muốn nhốt vĩnh viễn phần lớn dân số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã bí mật xây dựng 260 trại tập trung an ninh cao để giam giữ họ.
Tổ chức phi chính phủ Washington “Liên minh các nhà báo điều tra quốc tế” vào ngày 24/11 đã tiết lộ loạt tài liệu nội bộ mới nhất của ĐCSTQ về việc giam giữ 1 triệu người tại trại tập trung Tân Cương. (Ảnh: Getty).
Rất nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) các trại tập trung tại Tân Cương đều có một nhà máy ở trong trại để buộc các tù nhân phải lao động cho nhà nước. Đọc tiếp »
Chính quyền Trump đang xem xét dán nhãn việc chính quyền Trung Quốc áp bức người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào tội ác diệt chủng, Politico đưa tin.
John Ullyot (phải) tuyên thệ khi trở thành Trợ lý Thư ký Văn phòng Các vấn đề Công và Liên chính phủ. (Ảnh qua Twitter)
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gia tăng vào năm 2020 do đại dịch COVID-19, bất đồng về thương mại và quyền tự chủ của Hồng Kông. Cáo buộc diệt chủng sẽ làm căng thẳng ngày càng leo thang. Đọc tiếp »
Dưới sự kiểm soát của Ủy ban Chính trị và Pháp luật cùng các cơ chế ngoài vòng pháp luật, một số vụ bắt cóc quy mô lớn gần đây đã xảy ra đối với những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục. Những người bị bắt cóc bị cưỡng ép thu thập mẫu máu, dấu vân tay, chụp ảnh, và ghi âm giọng nói. Bình luận về vấn đề này, ông Lý Hội Cách (Li Huige), Giảng sư tại Trung tâm Y tế Đại học thuộc Đại học Johannes Gutenberg – trường đại học lớn thứ 5 ở Đức, tin rằng việc thu thập mẫu máu là để xây dựng “ngân hàng nội tạng”, và hiện tại những người có tín ngưỡng tại Trung Quốc vẫn đang phải đối diện với tội ác thu hoạch nội tạng do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn.
Ông Li Huige xuất hiện trên kênh 3SAT của Đức. Đọc tiếp »
Trong một động thái có thể giúp đưa ra cái nhìn sâu sắc về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, Hải quan Hoa Kỳ (CBP) đã thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người xuất xứ từ tỉnh Tân Cương phía tây Trung Quốc trong tuần đầu tiên của tháng Bảy. Vào ngày 20/7, Bộ Thương mại đã xử phạt một công ty phụ kiện tóc Trung Quốc.
Các tòa nhà tại Trung tâm dịch vụ đào tạo giáo dục kỹ năng nghề nghiệp thành phố Artux, được cho là một trại cải tạo chủ yếu giam giữ người dân tộc thiểu số Hồi giáo ở phía bắc Kashgar, vùng tây bắc Tân Cương của Trung Quốc, vào ngày 2/6/2019. (Greg Baker / AFP qua Getty Hình ảnh)Đọc tiếp »
Theo kênh truyền thông châu Á ANI, đầu tháng 7 vừa qua, nhà hoạt động người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng, bà Rushan Abbas, đã phát biểu rằng chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người, thể hiện dưới nhiều hình thức bao gồm cưỡng hiếp tập thể, thu hoạch nội tạng và triệt sản.
Bà Rushan Abbas, nhà hoạt động người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ. (Ảnh: US embassy Vienna/Flickr, Public Domain)
Rushan Abbas là một nhà hoạt động người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ lâu năm, là người sáng lập và điều hành tổ chức Vận động cho Người Duy Ngô Nhĩ, sáng lập tổ chức Sinh viên Duy Ngô Nhĩ Hải ngoại, phó chủ tịch Hiệp hội Người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ. Bà tích cực tham gia các hoạt động vận động nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đọc tiếp »
« Mỗi ngày học viên rơi rụng dần, trong khi ban đầu họ đều khỏe mạnh. Họ dần yếu đi, có người thậm chí còn đi không nổi (…) Một trại khác dành cho nữ, hầu hết là các nữ sinh viên Duy Ngô Nhĩ du học, bị bắt khi về Tân Cương thăm gia đình. Tháng 12/2017, một đợt nữ tù trẻ được thả ra ở Urumqi, một số bị tra tấn đến nỗi phải cưa tay hoặc chân, số khác trở nên điên loạn. »
Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị nhốt trong các « trung tâm dạy nghề » mọc lên như nấm ở Tân Cương trong thời gian nhanh đến chóng mặt từ năm 2013. Mức tăng dân số ở Tân Cương đã giảm 84% từ năm 2015 đến 2018 vì chính sách cưỡng ép triệt sản… Tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo đang bị Hán hóa, thậm chí bị « diệt chủng » theo một số cáo buộc gần đây.
Ảnh minh họa : Quân đội Trung Quốc luyện tập tại căn cứ Bayingol, vùng tự trị Tân Cương. Ảnh tư liệu 21/01/2016.REUTERS – China Stringer NetworkĐọc tiếp »
Nghiên cứu của ông Timothy Grose cho thấy cách thức xóa bỏ bản sắc của người Duy Ngô Nhĩ trong chiến dịch tàn bạo “Ba điều mới” tại Tân Cương của ĐCSTQ.
Bên trong căn nhà đã được “cải tạo” của người Duy Ngô Nhĩ có bàn ghế sofa kiểu phương Tây, và ảnh ông Tập Cận Bình (Ảnh: Twitter)
Từ lâu tôi đã học được từ nhà xã hội học người Brazil Gilberto Freyre (1900-1987) về tầm quan trọng của kiến trúc và cách trang trí ngôi nhà trong việc định hình bản sắc văn hoá [của một dân tộc]. Đọc tiếp »
Trái: người bị bịt mắt đang chờ để được đưa lên tàu; Phải: ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh (ảnh chụp từ video của BBC).
Một quan chức Trung Quốc đã trả lời vòng vokhi được hỏi về một video quay cảnh người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị bịt mắt và được đưa lên tàu, cuối cùng nói rằng ông không biết đoạn phim đó xuất phát từ đâu.Đọc tiếp »
Nếu được Tổng thống Trump ký thành luật, Washington có thể áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức Trung Quốc về các trại giam giữ ở Tân Cương.
Người biểu tình yêu cầu xem xét về vấn đề vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. (Ảnh: Shutterstock)
Năm ngoái, ‘dự luật Duy Ngô Nhĩ’ đã được các nhà lập pháp đệ trình nhằm phản ứng lại việc giam giữ quy mô lớn những người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác tại khu tự trị Tân Cương. Đọc tiếp »
Cách đây chưa lâu truyền thông quốc tế tiếp cận được với một tài liệu của chính quyền Trung Quốc nghi bị rò rỉ, trong đó có những ghi chép cho thấy cách quản lý các tù nhân chính trị ở Tân Cương, cũng như thái độ của Bắc Kinh đối với nhân quyền. Tài liệu cũng tiết lộ những lý do bắt giữ người “độc nhất, vô nhị” mà có lẽ chỉ tồn tại ở Trung Quốc.
Một cơ sở bị nghi ngờ là trại cải tạo người Hồi giáo ở Tân Cương. (ảnh: chụp màn hình bài viết của NHK) Đọc tiếp »
Trong khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cách hành xử vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người dân tộc thiểu số tại Tân Cương thì phương Tây vẫn còn có những động thái rất hữu hạn. Tạp chí nhân quyền Bitter Winter đã đăng tải một bài bình luận về cuộc diệt chủng văn hóa này của tác giả Wayne Pajunen, cựu nghị sĩ Canada, với lời mở đầu: “Phương Tây đánh mất phẩm giá, nhắm mắt làm ngơ trước việc lạm dụng nhân quyền ‘như trong tiểu thuyết’ của Bắc Kinh.”
Chú thích của hình : A high-surveillance primary school in Lop county in Xinjiang takes in the children whose parents have been locked up in the dreaded transformation through education camps.
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài bình luận, bản gốc xem tại đây. Đọc tiếp »
Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019.REUTERS/Lindsey Wasson/File Photo
Sau khi đã thành công trong việc “thúc ép” tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật mà họ đã thông qua, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Quốc Hội Mỹ đang chuẩn bị một ngón đòn thứ hai đánh vào Bắc Kinh, lần này trên vấn đề Tân Cương. Cách thức tiến hành cũng giống như trường hợp bộ luật về Hồng Kông, tức là đảm bảo sao cho dự luật được thông qua với một đa số rộng rãi đến mức mà dù muốn phủ quyết, nhưng tổng thống Trump sẽ không thể làm nếu không muốn lâm vào cảnh quyết định của ông bị Quốc Hội bác bỏ đúng theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ.Đọc tiếp »
“Cô ấy là một học sinh xuất sắc, được các bạn cùng lớp yêu mến, nhưng cõi lòng cô đầy ưu uất, thường gục mình trên bàn khóc thầm, bởi vì cô nhớ mẹ…”, người thầy của một bé gái đã viết những dòng như vậy trên trang cá nhân của ông.
Các trường nội trú đã trở thành vườn ươm cho một thế hệ người Duy Ngô Nhĩ mới của ĐCSTQ (Ảnh minh họa: Epel/Shutterstock)
Trong khi thế giới đang phẫn nộ và lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giam cầm quy mô lớn người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, thì hiện nay nhà cầm quyền toàn trị này lại đang thúc đẩy một chiến dịch khác nhắm vào trẻ em Tân Cương, theo đó các trường nội trú đã trở thành vườn ươm cho một thế hệ người Duy Ngô Nhĩ mới, thông qua biện pháp này nhà cầm quyền độc tài này đã bắt trẻ em phải rời xa gia đình và trung thành với họ. Đọc tiếp »
Tống giam hàng loạt không hề qua xét xử, trừng phạt tùy tiện, giám sát 24/24 : các tài liệu mật của Trung Quốc vừa được tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) gồm 17 cơ quan báo chí trên thế giới công bố hôm 24/11/2019 đã vạch trần tình trạng ngược đãi tù nhân trong hệ thống trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh vẫn chối cãi, gọi là trường dạy nghề.
Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, Tân Cương. Ảnh tư liệu 1/05/2014.-REUTERS/Petar Kujundzic Đọc tiếp »
Cưỡng hiếp tập thể, phá thai, tra tấn và thí nghiệm trên con người – Đó là lời chứng về những gì một người phụ nữ Hồi giáo trải qua và chứng kiến trong cái gọi là “trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương.
Sayragul Sauytbay trong một tòa án tại Kazakhstan trước khi được quốc tế tác động cho tị nạn tại Thụy Điển.
Cô Sayragul Sauytbay, 43 tuổi, là một phụ nữ Hồi giáo gốc Kazakhstan, lớn lên ở quận Mongolküre, gần biên giới Trung Quốc – Kazakhstan. Giống như hàng triệu người sống tại Tân Cương, cô đã trở thành nạn nhân trong chiến dịch đàn áp Tân Cương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới đây là những ngược đãi tinh thần mà cô chứng kiến bên trong hệ thống trại cải tạo tập trung, nơi giam giữ từ một đến hai triệu người dân tộc thiểu số Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, tờ Haaretz đưa tin. Đọc tiếp »