“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
(Xã hội – Pháp luật) – Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung?
Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt bởi hành động hủy hoại môi trường vô tội vạ của các nhà đầu tư tại KCN này.
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT. Đọc tiếp »
(Kinh tế) – Gần đây, rất nhiều bạn đọc đã gửi thắc mắc cho Ban biên tập về việc “Vũng Áng là của Đài Loan hay Trung Quốc?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để rộng đường các bạn đánh giá và đưa ra câu trả lời riêng cho mình.
Nghi vấn 1: Vũng Áng là của Đài Loan?
BáoLao động ngày 17/10/2014 cho biết: “UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo, tính đến 11.10, có 37.511 người lao động làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng. Trong đó, lao động trong nước là 31.594 người, lao động nước ngoài là 5.917. Báo cáo cũng cho biết, đến nay các nhà thầu mới chỉ trình cấp phép được 1676/4658 lao động người Trung Quốc (chiếm 36%). Tại Formosa, hiện có 92 nhà thầu thi công, trong đó có 36 nhà thầu chính, 56 nhà thầu phụ (15 Trung Quốc, 12 Đài Loan, 43 VN, 21 Hàn Quốc, 01 Bỉ.” Đọc tiếp »
Đứng ở Bắc Vĩ tuyến 17, nhìn về phía Nam, bên kia cầu Hiền Lương, trước đây 41 năm là lãnh địa của Việt Nam Cộng Hòa. Và đứng trên suy nghĩ của người miền Bắc lúc bầy giờ thì đó là nơi “đồng bào miền Nam bị o ép, không có cơm ăn áo mặc, đau khổ vì bọn ngụy quân ngụy quyền…” theo lối nhồi sọ của người Cộng sản. Để rồi sau 41 năm, người ta lại đứng trên cầu Hiền Lương và nghĩ rằng giá như lúc đó đừng có ngày 30 tháng 4. Giá như… và giá như… cá chết sớm hơn nữa!
Thực ra trước khi cá chết hàng loạt, vấn đề người Trung Quốc xâm lược, tham nhũng, người dân nghèo mất đất, giới quan lại địa phương nhũng nhiễu… tất cả đã là những cái ung nhọt lớn của đảng Cộng sản, càng ngày nó càng lớn thêm. Mà con người thì ai cũng muốn sống trong yên tĩnh, bình an và đừng để chuyện gì trở nên náo động. Chính cái tâm lý thủ phận an thường này cộng với kiểu quản lý sắc máu của nhà cầm quyền đã làm cho hầu hết nhân dân bị tê liệt tính phản kháng. Vẫn biết, vẫn bất bình, vẫn bất mãn nhưng người ta bảo nhau “thôi kệ, ai làm gì thì làm, miễn đừng đụng tới nồi gạo nhà tôi là được!”. Đọc tiếp »
Thảm họa đầu độc môi trường sống ở Miền Trung đã ngày càng tăng và chưa có thời điểm dừng lại. Các loại sinh vật biển đã chết và đang tiếp tục chết. Không chỉ ven bờ, mà cả những loài động vật biển ở tầng nước sâu như cá voi cũng đã từ giã cuộc đời với biển để phơi xác ở vùng biển các tỉnh Việt Nam.
Không chỉ có cá, mà các loài thủy sinh, ngao sò, ốc hến… chim chóc cho đến rừng ngập mặn đã được phát hiện đang chết. Đầu tháng 4/2016, báo chí đã lên tiếng về 26ha rừng ngập mặn được trồng 25 năm nay chắn sóng chỉ còn trơ gốc. Tại các đảo Quảng Bình, chim chóc không còn, những xác chim tan rữa trên đảo. Thậm chí, người ta không còn dám xuống kiểm tra xem những loại rong biển, san hô có còn tồn tại được không.
Nhưng, người dân biết một điều: Nước biển đã và đang chứa một lượng hóa chất cực độc có thể giết người. Người dân lo tích trữ muối ăn, cả hệ thống du lịch biển mùa hè đang có nguy cơ tê liệt, các chợ hải sản biển vắng teo vì không ai dám mang sinh mệnh của mình để đùa với các “bí mật nhà nước”. Đọc tiếp »
Thứ trưởng Anthony Blinken ngày 28/04/2016 đã yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye.-REUTERS/Mladen Antonov/Pool
Tân Hoa Xã hôm nay 30/04/2016 loan tin phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm qua đã phản đối mạnh mẽ tuyên bố của thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Anthony Blinken yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye. Phát ngôn viên này cho rằng Hoa Kỳ không có quyền chỉ trích Trung Quốc. Đọc tiếp »
Lại đến ngày 30/4, ngày mà nhiều người đã trải qua một phần đời trong chế độ Sài Gòn không muốn nhìn thấy pháo bông được bắn cuối ngày như một sự phồn vinh giả tạo.
Hẳn là bao nhiêu vấn nạn, bao nhiêu cảnh đời vẫn khốn khó không vì mươi phút đám đông nhìn tia pháo hoa lóe sáng trên bầu trời mà quên và khỏa lấp được.
Nhất là trong bối cảnh hàng vạn người dân miền Trung nay đang đau đáu không biết sinh kế của mình ngày mai ra sao sau vụ cá chết hàng loạt. Đọc tiếp »
Có một điều chắc chắn rằng, đội quân thường trực của Trung Quốc là lớn nhất thế giới, với quân số khoảng 2,3 triệu người, ngân sách quân sự chiếm 120 tỷ đô la, và rất nhiều xe tăng nhền nhện. Nhưng có thể Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chưa chắc mạnh mẽ như bạn nghĩ đâu. Và đây là 10 lý do tại sao.
Ảnh : Kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở Scarborough Shoal đã được Trung Quốc công bố mời thầu từ quý 4 năm 2015 và đã chốt xong các hạng mục để chờ triển khai.
Tuyên bố chính thức của hai ngoại trường Nga – Trung sau cuộc họp sau hội nghị ngoại trưởng lần thứ 5 về Phối hợp Hành động và Củng cố lòng tin ở Châu Á (CICA) được đưa ra ngày 29/4. Trong đó đáng chú ý quan điểm thống nhất của Nga và Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến tranh chấp ở South China Sea (biển Đông) :
Các đối tác bên ngoài South China Sea không nên tham dự vào các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở South China Sea.
Mọi vấn đề liên quan đến South China Sea phải được giải quyết trong hòa bình thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan và các bên không liên quan bên ngoài lãnh hải này không nên can dự vào.
UNCLOS và luật quốc tế, bao gồm các thỏa thuận đã được ký giữa Trung Quốc và ASEAN là khung pháp lý để căn cứ và giải quyết các tranh chấp nếu có. Đọc tiếp »
Sáng ngày 29 và 30/4/2016, ngư dân tại Xuân Hoà, Quảng Xuân – Quảng Bình đem cá biển và giăng lưới chặn đường quốc lộ vì bức xúc do không thể bán được cá đánh bắt xa bờ.
Trước đó, ngày 28/4/2016, Chính phủ có công điện do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.
Công điện nêu rõ: “Để bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thu gom, xử lý hết, kịp thời số lượng thủy, hải sản chết (bao gồm thủy, hải sản nuôi trồng và tự nhiên) bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Đọc tiếp »
(Dân Việt) Trong khi kết luận làm chết cá ở miền Trung gây tranh cãi thì các cơ quan chức năng ở An Giang và Đồng Tháp xác định nguyên nhân hơn 1.000 tấn cá chết trên một khúc sông ngắn là do cá thiếu ô xy, do El Nino gây ra…
Cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng.
Trong khi hàng chục hộ dân nuôi cá trên sông Cái Vừng (ranh giới An Giang – Đồng Tháp) tán gia bại sản vì thiệt hại hơn 1.000 tấn cá và đổ lỗi do nhà máy xả thải thì cơ quan chức năng của hai tỉnh đã có kết luận chính thức: Nhà máy này xử lý nước thải tuần hoàn và không xả ra môi trường. Các giải thích của địa phương hợp lý nên người dân chấp nhận. Đồng thời, 2 tỉnh cũng chi khoảng 4 tỷ đồng để hỗ trợ dân khắc phục hậu quả. Đọc tiếp »
(Dân Việt) Dù đã được công bố là nước biển an toàn nhưng bãi biển Cửa Việt (Quảng Trị) vẫn vắng bóng người, người dân nơi đây buôn bán ế ẩm vì không có khách…
Những ngày này, ngành du lịch biển Quảng Trị đang điêu đứng vì không có khách. Hôm qua (29.4), Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) tỉnh Quảng Trị đã công bố kết quả kiểm nghiệm cho biết nước biển an toàn. Tuy nhiên, đến hôm nay (30.4) các bãi biển ở Quảng Trị vẫn không một bóng người.
Sáng 30.4, lãnh đạo Sở TNMT TP.Đà Nẵng đã tắm biển nhằm khẳng định nước biển an toàn.
Biển Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng. Những năm trước, cứ vào dịp lễ 30.4 và 1.5 du khách gần xa đổ về đây rất đông. Thế nhưng, mùa biển năm nay vắng khách, hàng quán cùng nhiều dịch vụ ế ẩm đến não lòng. Những chủ hàng quán dọc bãi biển chỉ biết ngồi chụm năm chụm bảy “tán chuyện” xoay quanh chủ đề khác. Đọc tiếp »
(Dân Việt) Trưa 30.4, Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) tỉnh Hà Tĩnh đã công bố chất lượng nước biển các bãi tắm trên địa bàn, trong đó có các bãi tắm có cá chết vừa qua.
Hà Tĩnh công bố kết quả quan trắc về chất lượng nước biển tại các bãi tắm ở Hà Tĩnh.
Kết quả quan trắc do Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh thực hiện vào sáng 29.4, cho thấy các chỉ số nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép. Đọc tiếp »
VOV.VN – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu thu mua hết thủy hải sản của ngư dân đánh bắt xa bờ, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.
Sáng 30/4, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác khắc phục, hỗ trợ người dân sau sự việc cá chết hàng loạt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức thu mua hết thủy hải sản của ngư dân đánh bắt xa bờ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Ngư dân miền Trung điêu đứng vì hiện tượng cá chết hàng loạt
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định sự việc cá chết hàng loạt thời gian qua đã gây thiệt hại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất và tâm lý của người dân, nhất là người dân vùng ven biển Miền Trung.
VOV.VN – Mặc dù đây đã là lần thứ 4 xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nhưng các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận vẫn chưa có kết luận nguyên nhân.
Những ngày qua, các hộ dân nuôi cá lồng bè tại khu vực biển Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận lại tiếp tục bị thiệt hại nặng nề do cá nuôi trong lồng bè bị chết hàng loạt.
Cá nuôi trong lồng bè ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong có hiện tượng phơi trắng bụng, chết hàng loạt vào ngày 12/3 và tiếp diễn trong những ngày sau đó. Theo ghi nhận của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân, trong đợt này đã có hơn 7.000 con cá bớp bị chết chưa rõ nguyên nhân.
Cơ quan chức năng Bình Thuận vẫn chưa có kết luận nguyên nhân cá chết
Tại khu lồng bè của anh Nguyễn Vấn, 2.000 con cá bớp (1 tháng tuổi) đã chết sạch, lồng bè trống không. Từ năm ngoái đến nay, anh Vấn bị chết hơn 6.000 con cá bớp lớn nhỏ.
Tất cả mọi sự so sánh về văn hóa, kinh tế, chính trị và ngay cả địa lý đều là khập khiễng nhưng cho cậu xin phép kể lại vài điều về cách ứng xử giữa 2 quốc gia về một thảm họa được tạo ra bởi nhân tai.
Khi vịnh Mexico bị sự cố tràn dầu, tổng thống Obama đi thực địa bờ biển, những nhà khoa học được triệu tập để lấy mẫu công khai xét nghiệm, nghiên cứu hậu quả ngắn và dài hạn của sự cố cũng như đưa ra những giải pháp tạm thời và lâu dài để khác phục hậu quả. Họ đóng cửa bãi biển, họ cho quân đội , chuyên viên và kêu gọi tình nguyện viên với đồ bảo hộ để dọn dẹp sạch sẽ. Họ tổ chức vô số các cuộc họp báo và vô vàn những cuộc điều tra về nguyên nhân cũng như truy cứu về trách nhiệm. Họ thành lập hội đồng nghiên cứu, họ triệu tập những kẻ có trách nhiệm và truy vấn đến cùng. Cuối cùng là chính phủ Mỹ đã thiết lập một bộ hồ sơ truy tố vài ngàn trang để bắt buộc BP phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại của môi trường. Đọc tiếp »
VOV.VN – Tại TP Đà Nẵng, người dân đổ xô đi mua số lượng lớn thực phẩm khô, nước mắm, muối về dự trữ, vì sợ ăn cá biển nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa rõ nguyên nhân khiến nhiều người ngại ăn hải sản, chuyển sang dùng thực phẩm khác.
Sáng sớm tại chợ Đống Đa, thành phố Đà Nẵng, người bán kẻ mua tấp nập nhưng các sạp bán hàng hải sản thưa thớt người mua. Nhiều loại cá tôm tươi ngon, thậm chí còn sống cũng chỉ vài người lướt qua nhìn rồi bỏ đi.
Vntinnhanh.vn – Phát biểu: “Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép” của ông Chu Xuân Phàm, nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Formosa tại Hà Nội đã khiến dư luận dậy sóng. Bởi nhiều người coi đó là một lời tuyên bố mang tính thách thức công luận Việt Nam. Nhưng cá nhân tôi lại cho rằng đây là một hành động quý giá của ông Phàm. Tại sao vậy?
Trước hết vì ông ấy đã nói thật, rất thật. Tuy đến nay Bộ Tài nguyên & Môi trường vẫn khẳng định chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh sự liên quan giữa Formosa và việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng khó có thể nói rằng sự hoạt động của Formosa hoàn toàn không tạo ra bất kì tác động tiêu cực nào đến môi trường. Nhất là khi, tập đoàn này đã có không ít “tiền sự” về việc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các quốc gia khác trên thế giới. Đọc tiếp »
(NCTG) “Khi sự lên tiếng đòi minh bạch thông tin không những không được lắng nghe mà còn bị dập tắt, tôi e sự phản ứng của người dân sẽ là những cơn giận ngút trời”.
Nhóm nghệ sĩ Viet Art Space trình diễn ý tưởng “Nỗi đau của những con cá” tại Huế nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường biển, nhưng màn trình diễn nhanh chóng bị giải tán vì “không có giấy phép” – Ảnh: Facebook
Vài hôm trước, một người em nhắn tin hỏi tôi: “Chị nghĩ sao, đợt này có bạo loạn không chị? Em thấy vụ Formosa căng nhỉ? Người miền Trung tội lắm. Em thấy mọi người phẫn nộ lắm. Bản thân mình cũng thế!”.
Tôi chỉ biết nhắn lại “Việt Nam kiểm soát bạo loạn tốt mà” để em bình tĩnh hơn. Đọc tiếp »
TUYÊN BỐ VỀ TỘI ÁC ĐẦU ĐỘC BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Vụ nước biển miền Trung bị nhiễm độc nặng nề, mà chứng cứ là hàng chục tấn cá biển lớn nhỏ chết giạt vào bờ từ đầu tháng 4/2016 vẫn tiếp tục đến hôm nay, lan từ Hà Tĩnh, vào Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên – Huế,… đã gây ra sự phẫn nộ chưa từng có trong toàn thể nhân dân Việt Nam.
Công an, quân đội… đều là người dân Việt Nam. Hãy đứng về phía dân, bảo vệ ngư dân xuống đường biểu tình đòi quyền sống!
Ngư dân xuống đường cũng vì mưu sinh. Tôm, cá đánh bắt về không bán được, họ biết lấy gì mà sống? Các bạn nói, các bạn vì cuộc sống nên mới làm công an, quân đội… và các bạn đàn áp người dân cũng chỉ vì theo lệnh cấp trên. Nhưng ngư dân cũng vì cuộc sống và con cái họ nên họ mới xuống đường.
Đừng bảo người dân tự hại nhau. Bản thân họ chỉ muốn được sống yên ổn làm ăn. Họ được sinh ra làm người nên họ muốn sống, muốn có sinh kế để lo lắng cho cuộc sống hàng ngày, cuộc sống của con cái, gia đình, bố mẹ họ… ốm đau, bệnh tật cần tiền trang trải. Đọc tiếp »
Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.
“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị? Đọc tiếp »
Trong bài phát biểu của mình, đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc Mỹ và Việt Nam hiện cũng thảo luận “những vấn đề còn khác biệt như nhân quyền”.
29.04.2016
AUSTIN, TEXAS—Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.
Khi ông Vinh đọc lên một loạt các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là khi nhắc tới chuyện nhiều người Việt có thể tiếp cận Internet, một tiếng hét “stop lying” (đừng dối trá) của một ai đó trong số hàng trăm người trong hội trường vang lên. Đọc tiếp »
Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “ triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.
năm 1955 tại Hà Nội. Từ trái sang phải : Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ. Nguồn: Trần Văn Giàu
30.4 có biết bao điều để nói, biết bao điều để nhớ. Tự nhiên nhớ lại câu hát “Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước…” đây là câu trong bài “Giải phóng miền Nam” (GPMN) của ông Huỳnh Minh Siêng tức Lưu Hữu Phước, bài ca được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) và sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPLTCHMNVN) dùng như quốc ca, hát khi chào cờ (lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh).
Kể từ cuối năm 1960 khi MTDTGP được thành lập (tại một nơi nào đó) thì trên nước Việt Nam có ba lá cờ của ba chính phủ dĩ nhiên là có ba bài quốc ca kèm theo. Ở đây không nói lại chuyện chiến tranh trước 1975 cũng như các chính phủ ở hai miền hoặc quốc ca mà chỉ bàn đến “diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”. Câu nầy tương tự như câu đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà (nguyên) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc lại vào ngày 30.4.2015 tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày “giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”. Đọc tiếp »
Có lẽ chưa bao giờ một Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam nào được chứng kiến một đất nước mà người dân thất vọng sâu sắc như hiện nay đối với sự cai trị của chế độ. Dù có muốn tô hồng hiện thực đến mức nào đi nữa, tôi nghĩ rằng những người đứng đầu Đảng Cộng Sản đều hiểu rằng một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế xã hội và cả tư tưởng đang diễn ra ở Việt Nam.
Bản thân nội bộ Đảng Cộng Sản cũng bị chia rẽ sâu sắc. Có lẽ các ông hiểu rõ hơn tôi và hơn bất cứ người dân Việt Nam nào khác về việc các ông đã có một kỳ đại hội đảng căng thẳng hơn bất kỳ đại hội nào trong quá khứ như đại hội đảng 12 vừa mới diễn ra. Đã có một phe thắng và một phe thua, nhưng xét về toàn cục, toàn bộ Đảng của các ông đều đã thua, vì các ông thất bại trong điều hành quốc gia, cũng thất bại nốt trong việc xây dựng một lý tưởng dẫn đường cho Đảng của các ông và thất bại thê thảm trong việc duy trì niềm tin của người dân với chế độ này.
Tôi sẽ không tranh luận, vì tôi tin là các ông đều hiểu rõ hơn tôi về những thất bại của chính các ông: Đọc tiếp »
Vệ Kính thăm tập đoàn Pho mô, nước Đại Long. Phó nhòm: in tẹc léc.
Ung nhọt nay đã vỡ toang. Lỡ rồi còn biết chữa làm sao đây.
Kịch 5 hồi, 5 nhân vật, tiếp theo “ĐẠI VỆ CHÍ DỊ TÂN BIÊN”. Xin mượn tên đặt của Người buôn gió.
HỒI 1- Tại trụ sở tập đoàn Pho mô, nước Đại Long
Cheng Phu (chủ tập đoàn): Này ông An Đô, trong dự án ở nước Đại Vệ, khoản bảo vệ môi trường do nước thải ra biển là đáng lo ngại vì ở đó đã có tiền sự bọn Veđa giết chết sông Thi Va và những bê bối do chúng ta phá hoại môi trường ở nhiều nơi đều đã được họ biết đến.
An Đô (chuyên gia thiết kế): Vâng thưa ông. Theo tình báo thì chỉ có một số rất ít trí thức của họ biết loa qua thông tin chúng ta phá hoại môi trường ở các nơi, còn từ vua đến các quan không ai biết, họ đang mờ mắt vì những hứa hươu, hứa vượn của chúng ta. Mà ở nước Đại Vệ có mấy quan chức tin vào bọn trí thức, nếu có đứa nào tiết lộ thông tin xấu về chúng ta thì chỉ cần xui giục vua quan họ tìm cách vu cáo là phản động, là trốn thuế hay tàng trữ hàng lậu rồi bắt giam hoặc bí mật khử đi là yên chuyện. Tuy vậy, tôi đã cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải đến mức có thể dùng nước đó để nuôi cá, tưới cây, chỉ là vấn đề giá thành hơi cao hơn bình thường, đến 1 vạn lạng. Đọc tiếp »