“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ thù. Nếu ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Ban tổ chức của Ban chấp hành trung ương ĐCSVN ra hướng dẫn số 38-HD/BTCTW ngày 31/1/2016, trong đó có nêu tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa XIV, chỉ nêu tiêu chuẩn về tuổi:
“Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (nam sinh từ tháng 5/1961, nữ sinh từ tháng 5/1966 trở lại đây).
Việc ĐCSVN đề ra tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa XIV, trái với Hiến pháp, thì là chuyện vi hiến rành rành vì ĐCSVN không thể ngồi trên Hiến pháp. Đọc tiếp »
– Đoàn giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng dẫn đầu sáng nay làm việc với TP Hà Nội về kết quả triển khai công tác bầu cử.
Một thành viên trong đoàn giám sát nói: Kỳ bầu cử đại biểu QH và HĐND lần này so với năm 2011 phức tạp hơn rất nhiều, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Theo thông tin của tiểu ban an ninh, đứng sau người tự ứng cử có một số tổ chức phản động trong nước và nước ngoài hỗ trợ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri. Đọc tiếp »
Việt Nam ‘cầu cứu’ Trung Quốc -(VOA) – Hà Nội “cầu viện” Bắc Kinh giúp chống hạn hán, trong khi có ý kiến nói, “bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long”
Việt Nam là nước nghèo, dù đứng trên góc độ nào vẫn không thể chối bỏ thực trạng nghèo khổ và lạc hậu. Nhưng đáng sợ hơn cả là đất nước hình chữ S này lại gánh chịu trên đôi vai vốn gầy gò của mình cái gánh y tế và giáo dục quá tồi, hỏng hóc và vô luận. Chỉ có thể nói vậy!
Chuyện mất đạo đức của ngành y tế có thể xem như hết thuốc chữa, chỉ mong vào những thế hệ sau. Nhưng để có những thế hệ sau tốt hơn thì ngay từ bây giờ phải có một nền giáo dục tốt, một nền giáo dục đào tạo ra những con người đúng nghĩa chứ không phải những cái máy, những con vẹt hay những cá thể mang thần kinh khốn nạn (nói theo cách của giáo sư Ngô Bảo Châu). Đọc tiếp »
“Ai khống chế quá khứ sẽ kiểm soát tương lai, ai khống chế hiện tại sẽ kiểm soát quá khứ” – Văn hào nổi tiếng với các tác phẩm về chủ nghĩa toàn trị Geogre Orwell đã từng viết như vậy.
Lịch sử là những điều xảy ra trong quá khứ, chỉ có một, song rất tiếc nó không thể tự mình lên tiếng. Thế là, những ai đang nắm giữ quyền lực chính trị đồng nghĩa là độc quyền về truyền thông sẽ buộc lịch sử phải lên tiếng theo cách mà họ muốn.
Và đôi khi, trong nhiều trường hợp, họ còn có thể khiến lịch sử im bặt. Đọc tiếp »
Ảnh minh hoạ: Ông Lee Jin-soo, 53 tuổi, trong lớp học nấu ăn tại Seoul, ngày 31 tháng 7 năm 2015.
Ngày đầu tiên đặt chân xuống sân bay Hàn Quốc, tôi vẫy một chiếc taxi để chở tôi cùng bạn mình về chỗ nghỉ ngơi. Tài xế là một người đàn ông khoảng chừng 50 tuổi. Ông đứng loay hoay một lúc để xem xét chỗ để hành lý của hai đứa, nhưng với lượng va li khá nhiều và cồng kềnh, ông quyết định gọi thêm 1 chiếc taxi nữa để cùng chở. Người tài xế thứ hai cũng trạc tuổi với mái tóc hoa dâm. Thực ra lúc đó tôi không có lấy làm lạ lùng cho lắm vì cũng khá mệt mỏi, sau một thời gian ở đây, tôi mới nhận ra các tài xế lái xe taxi đều cỡ tuổi 50 đến 60, hoặc hơn thế. Đọc tiếp »
Đúng vào ngày kỷ niệm 8/3 Quốc tế phụ nữ, người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác” tại một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội.
Sau một thời gian theo dõi vừa đủ, dường như một chiến dịch phản công của đảng nhắm vào giới tự ứng cử mang khuynh hướng dân chủ nhân quyền đang được khởi sự. Đọc tiếp »
Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cơn cao hứng bốc đồng tự vỗ ngực khoe về ‘’đảng ta’’ rằng ’’Dân chủ đến thế là cùng!’’ Câu nói còn gây ấn tượng rất lâu vì đó là nói lấy được, nói ngược với sự thật.
Hãy đi từ định nghĩa của khái niệm ”dân chủ‘’. Đọc tiếp »
Nạn tham nhũng hoành hành ở Việt Nam là điều hầu như ai cũng biết. Cả thế giới biết: Trong các bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng của các tổ chức quốc tế, Việt Nam bao giờ cũng là một trong những quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia tham nhũng nhiều nhất. Người dân Việt Nam lại càng biết rõ điều đó. Ở đâu và làm gì cũng thấy tham nhũng. Việt kiều về nước, để khỏi bị hạnh hoẹ ở phi trường, nhiều người kẹp vài chục đô la trong passport. Đi làm giấy tờ, để cho nhanh, người ta phải đút lót cho cán bộ. Tìm trường học cho con cái, người ta phải hối lộ. Vào bệnh viện, muốn có giường nằm tốt, người ta phải xì tiền ra cho y tá. Lái xe trên đường, phạm lỗi, người ta phải gí tiền vào tay cảnh sát giao thông. Đọc tiếp »
Tỷ phú địa ốc Donald Trump – ứng cử viên đảng Cộng hòa – trong một chiến dịch vận động ngày 19/8/2015.
Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ đang ngày càng thu hút sự chú ý của thế giới. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan báo chí của nhà nước Trung Quốc, hôm 14/3 nói ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump là một ví dụ điển hình về sự nguy hiểm của dân chủ. Người Việt nói gì về nhận định này của Bắc Kinh? Họ nghĩ sao về tính dân chủ trong bầu cử ở Mỹ? Đọc tiếp »
Ông Htin Kyaw, trợ lý thân cận của lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Myanmar Aung San Suu Kyi, vừa được bầu làm tổng thống nước này.
Ông Htin Kyaw là lãnh đạo dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm ở Myanmar.
Ông đã vượt qua một ứng viên khác cũng của NLD và ứng viên của phe quân sự.
Bà Suu Kyi không thể tranh cử chức tổng thống vì bị chặn theo một điều khoản trong Hiến pháp, nhưng tuyên bố bà sẽ “đứng trên” tổng thống. Đọc tiếp »
Các nguồn tin không thống nhất về việc bao giờ Trung Quốc sẽ bắt đầu xả nước đập thượng nguồn giúp Việt Nam chống hạn.
Hôm 14/3, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với các nhà báo ở Hà Nội rằng “các cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ…triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 tới ngày 4/4”. Đọc tiếp »
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Sáng ngày 14.3, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Công bố báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2015 và chỉ số kinh tế dẫn báo do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) tổ chức.
Nay ở cái tuổi 45, trong cuộc đời này với ngần ấy năm, hai từ “tự do dân chủ” tôi nghe đã rất nhiều nhưng chưa từng được biết hình dáng, mùi vị của nó ra sao! Mới đây lại nghe thêm được câu nói đầy giáo điều từ một nhà lý luận “tầm cỡ” tại Việt Nam rằng: “Việt Nam ta dân chủ đến thế là cùng”!?! Tôi muốn nếm thử cái “dân chủ đến thế là cùng” nó có mùi vị ra sao, nên quyết định làm hồ sơ để tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016-2021. Một phần là để thực hiện quyền công dân của mình vốn được quy định trong Hiến pháp, một phần vì nghĩa vụ đối với Tổ Quốc.
Ngày 15 tháng 2 năm 2016, tôi chủ động lên mạng tìm tòi và in ra một bộ hồ sơ rồi làm theo hướng dẫn trong mẫu. Tôi đi chụp ảnh dán vào bản khai lý lịch và mang tới UBND xã Quảng Yên để xin xác nhận, nhưng hồ sơ của tôi đã bị UBND xã từ chối xác nhận vì tôi khai Tôn giáo là Tin Lành, nghề nghiệp chuyên môn là Mục sư, trình độ hiện nay là Cử nhân thần học. Đọc tiếp »
Câu chuyện xuay quanh câu hỏi “liệu ông Nhu có liên lạc với miền Bắc không?” điều mà thông tin nhiều nhất mà chúng ta có được mấy chục năm qua là tin đồn “ông Nhu đi gặp ông Phạm Hùng ở Tánh Linh” đâu đó trong năm 1963. Cuốn sách “Poland and Vietnam, 1963:New Evidence on Secret Communist Diplomacy and the “Maneli Affair”” được Gs Sử học Margaret K. Gnoinska viết dựa trên các tài liệu giải mật của Ba Lan. Thấy hay, tôi mày mò phỏng dịch lại ra tiếng Việt để bà con ta đọc cho biết một phần nào về sự thực này .
Liệu một cơ hội để mang lại hòa bình cho Việt Nam đã bị bỏ lỡ vào năm 1963?
Đó là một câu hỏi “bâng khuâng” mà Gs Sử học Margaret K. Gnoinska tự hỏi trong cuốn sách của bà có tên là Ba Lan và Việt Nam, 1963: Chứng Cớ Mới về Ngoại Giao Bí Mật Cộng Sản và “Vụ Maneli” (Poland and Vietnam, 1963: New Evidence on Secret Communist Diplomacy and the “Maneli Affair”) dựa trên các tài liệu giải mật của Ba Lan thời đó. Đọc tiếp »
Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và giá nguyên liệu giảm là có lợi cho người tiêu dùng phương Tây.
“Tình hình kinh tế thế giới phụ thuộc vào việc tốc độ tăng trưởng của thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng có cao hơn tốc độ tăng trưởng của người sản xuất hay không”, Diana Choyleva, kinh tế trưởng của Lombard Street Research (Lombard Street Research là cơ quan tư vấn dự báo kinh tế vĩ mô, trụ sở đặt ở London và có văn phòng ở New York và Hong Kong –ND). Đọc tiếp »
“Vừa hợp tác vừa đấu tranh”
Sáu tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam “hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước” vào Tháng Chín, 2015, chính thể của phương châm đối ngoại “vừa hợp tác vừa đấu tranh” vẫn hầu như ém nhẹm trên mặt truyền thông về định chế công đoàn độc lập – một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP mà Bộ Chính Trị đảng CSVN đã phải chấp nhận vô điều kiện. Đọc tiếp »
Nhiều người Trung Quốc có tiền nhưng không tin vào tương lai đồng tiền nước họ nữa. Có cơ hội là đổi “nhân nhân tệ” ra ngoại tệ. Hãng thông tấn Reuters kể chuyện trong mùa Hè năm 2015 một phụ nữ ở Thượng Hải đã đến ngân hàng mua 150,000 đô la Mỹ. Bà Trương Lynn (lấy tên Mỹ) kiếm lời nhanh, vì trong Tháng Tám những đồng Mỹ kim bà nắm trong tay đã tăng giá, sau khi đồng nguyên bị chính phủ phá giá 5%.
Người dân lục địa bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép mua 50,000 Mỹ kim thôi. Cho nên bà Trương đã phải dùng tên mình, tên bố và tên mẹ khi đổi tiền. Bà biết rằng đổi đồng nguyên sang Mỹ kim thường không có lợi. Vì gửi Mỹ kim vào ngân hàng chỉ được trả lãi suất dưới 1 phần trăm (0.8%); mà thường bà vẫn kiếm lời 4% đến 5% khi đem đồng nguyên góp vào những quỹ tài chánh, cũng do các ngân hàng lập ra. Đọc tiếp »
Các nhà chính trị đối lập Singapore gặp những trở ngại làm người ta thối chí.
Hai cha con: Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long
Trong môn chính trị học, Singapore là trường hợp bất thường rất đáng quan tâm. Là nước phi dân chủ giàu có nhất trong lịch sử, nhiều người đã dự đoán rằng kết quả của cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ là một bước ngoặt đối với quốc gia-thành phố này. Từ cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5 năm 2011, trong đó các đảng đối lập giành được kỉ lục là 6 ghế, một số nhà bình luận – trong đó có Thủ tướng Lý Hiển Long – cho rằng cuộc tổng tuyển cử năm 2016 sẽ là cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh thực đầu tiên trong nhiều thập kỉ qua. Đọc tiếp »
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2016-03-14
Ngư dân ở Bãi biển Mũi Né, Việt Nam. (minh họa) AFP PHOTO
Câu chuyện ngư dân Việt Nam bị mất ngư trường là câu chuyện dài. Sự tổn hao từ người đến tài sản dần mòn trong nhiều năm qua bởi nạn Trung Quốc đâm tàu, bắt người, cướp tài sản cũng đã nói nhiều. Tuy nhiên, hiện tại, một thảm trạng mới đang đến với các ngư dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân miền Trung. Mối nguy bỏ nghề để lên bờ và lên bờ thì không biết làm gì để sống là mối nguy đang hiện ra trước mắt của nhiều ngư dân.
200 thành viên Ủy ban Trung ương mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào ngày 28 tháng 1 năm 2016. AFP PHOTO
Việc tiết lộ nội dung của chỉ thị 15 qui định cơ quan công an không được theo dõi các đảng viên cộng sản phạm tội trước khi báo cáo cho đảng làm dấy lên nhiều chỉ trích về việc gần 4 triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đứng trên pháp luật.
Ngoài ra việc tiết lộ này được một nhân vật quan trọng chỉ huy cơ quan công an là thiếu tướng Phan Anh Minh đưa ra, đặt lại vấn đề cơ chế trùng lắp đảng-nhà nước ở Việt Nam gần 1 thế kỷ nay. Đọc tiếp »
Sinh viên Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa địa đối không trên đảo Phú Lâm (Woody Island) ngày 19/02/2016 trước lãnh sự Trung Quốc ở -Manila.REUTERS/Erik De Castro
Từ cuối tháng Giêng 2016, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc (và Đài Loan) đã đột nhiên được quốc tế chú ý nhiều hơn. Mối quan tâm của dư luận thế giới bắt nguồn trước tiên từ một loạt động thái từ phía Mỹ, vạch trần các hành động của Trung Quốc bị tố cáo là nhằm quân sự hóa khu vực bị Bắc Kinh chiếm đóng, nhưng bị hai láng giềng Việt Nam và Đài Loan đòi chủ quyền.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói việc người trẻ không biết gì về trận Gạc Ma là “một sự buồn” và ông gọi đây là một cuộc “thảm sát”.
Ông Lê Kế Lâm là cựu Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, Nguyên giám đốc Học viện Hải quân. Ông cũng là tham mưu phó phụ trách tác chiến của hải quân, nắm được rõ mọi diễn biến ở Trường Sa trong thời điểm xảy ra Hải chiến Gạc Ma 1988. Đọc tiếp »
Thuật lại việc tác giả Tinh Tra Thắng Lãm cùng Thái giám Trịnh Hoà tuần du phương nam, đi qua vài vùng đất Việt Nam hiện nay; nhân phản bác lập luận Trung Quốc cho rằng Trịnh Hoà từng đến đảo Trường Sa.
Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch], theo phái đoàn Trịnh Hoà bốn lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; trong đó có 5 vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay, như Chiêm Thành, Linh Sơn [Phú Yên], Tân Đồng Long [Phan Rang, Bình Thuận], Thuỷ Chân Lạp [Nam phần], và Côn Đảo. Phí Tín mượn huyền thoại thời thịnh trị vua Nghiêu, ban đêm ngoài biển hiện lên chiếc bè [tra] có đèn thắp sáng như sao [tinh] dùng cho nhan đề sách; nên “Tinh Tra Thắng Lãm” có thể hiểu là Cuộc du ngoạn thắng cảnh trong thiên hạ bằng thuyền dưới thời thịnh trị. Bốn chuyến viễn hành ông tham gia, khởi đầu từ các năm: Vĩnh Lạc thứ 7 [1409], Vĩnh Lạc thứ 10 [1412], Vĩnh Lạc thứ 13 [1415], và Tuyên Đức năm thứ 6 [1431]. Trải qua hơn 20 năm lịch lãm về phong tục, địa thế, nhân vật nơi đất lạ; tác giả đem những điều mắt thấy tai nghe viết thành sách, hoàn thành vào năm Anh Tông Chính Thống thứ nhất [1436]; sách gồm 2 tập, đề cập đến 44 nước. Riêng những vùng đất liên quan đến Việt Nam nằm trong tập 1, xin lần lượt dịch như sau: Đọc tiếp »
Trong cuộc sống có vô vàn nghịch lý, dễ làm người ta ngộ nhận. Muốn cải cách và phát triển, phải tránh ngộ nhận và đổi mới tư duy. Hãy thử giải mã vài nghịch lý, như những cái lô cốt ảo thường gây ách tắc tư tưởng và cản trở đổi mới tư duy.
Nghịch lý thứ nhất: những lô cốt thật
Cách đây ít lâu, tôi có xem một bộ phim tài liệu “cây nhà lá vườn” do một ông bạn già (là tướng công an Phạm Chuyên) làm về chủ đề “Lô cốt”. Không hiểu sao ông ấy lại làm bộ phim này khi đang làm giám đốc công an Hà Nội (tuy rất bận). Có lẽ phải “trích ngang” một tí về ông tướng này. Tuy làm giám đốc công an (bạn bè hay gọi thân mật là “Chánh cẩm”) nhưng Phạm Chuyên vẫn thích văn hóa, nghệ thuật, và quan tâm đến giới trí thức. Đọc tiếp »